6 trường hợp mẹ không nên cho trẻ ăn trứng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng là thực phẩm giàu đạm, photpho, sắt, chất khoáng và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ.

banner ads

Tuy vậy, không phải lúc nào trứng cũng mang lại những lợi ích tốt, dưới đây là một số trường hợp mẹ cần kiêng hẳn trứng cho bé.

1. Trẻ đang bị cảm, sốt

Mặc dù trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của trẻ. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo trẻ em đang bị sốt không nên ăn trứng. Vì trong trứng có chứa nhiều protein khiến nhiệt lượng của cơ thể tăng cao mà lúc này cơ thể của bé yếu nên khó giải phóng được năng lượng dư thừa, dẫn đến nhiệt độ tăng cao, trẻ sẽ ốm và sốt nặng hơn.

Trứng không tốt cho trẻ bị cảm, sốt

Ngoài ra, khi trẻ bị cảm mẹ cũng không nên cho bé ăn trứng. Vì vi khuẩn salmonella có trong lòng đỏ trứng, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy hệ miễn dịch của bé, khiến trẻ lâu khỏi bệnh hơn.

Do đó khi bé bị cảm sốt mẹ không nên cho trẻ ăn trứng mà nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau củ tươi, hạn chế thực phẩm chứa nhiều protein.

2. Trẻ bị tiểu đường

Do thói quen ăn uống thiếu khoa học nên tỷ lệ trẻ bị tiểu đường ngày càng gia tăng. Khi trẻ bị tiểu đường mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều trứng. Vì trong trứng có chứa nhiều chất béo omega 3 và cholestrol - là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

3. Trẻ vừa mới ốm dậy

Trẻ mới ốm dậy mẹ không nên cho bé ăn trứng

Nhiều bà mẹ có thói quen sử dụng trứng gà để nấu cháo cho trẻ mới khỏi bệnh ăn với mục đích bồi bổ sức khỏe và giúp bé mau chóng bình phục. Nhưng trên thực tế, các bác sĩ cho biết trẻ mới ốm dậy đặc biệt là bị sốt cao mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn trứng. Vì trong trứng có chứa nhiều protein khi hấp thu vào cơ thể sẽ làm tăng nhiệt lượng khiến trẻ có thể bị sốt trở lại, bệnh sẽ lâu khỏi hơn. Do vậy, thay vì cho bé ăn cháo trứng mẹ có thể nấu cháo thịt nạc cho bé ăn sẽ tốt hơn.

4. Trẻ dưới một tuổi

Trẻ dưới 1 tuổi do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các enzym tiêu hóa không đủ. Vì thế ăn trứng sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, trẻ sẽ bị khó tiêu thậm chí bị tiêu chảy.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên cho bé ăn lòng trắng trứng vì lòng trắng có chứa hàm lượng protein rất cao, trẻ dễ bị dị ứng. Khi bé được 9 tháng mẹ mới bắt đầu tập cho bé ăn lòng đỏ trứng, bắt đầu bằng số lượng ít rồi tăng dần.

Lưu ý mỗi tuần mẹ nên cho bé ăn 2 lòng đỏ trứng trộn chung với bột hoặc cháo. Tuyệt đối không cho bé ăn trứng luộc vì trẻ có thể bị nghẹn.

Khi cho bé ăn trứng mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên. Nếu trẻ có biểu hiện như phát ban, nổi mề đay, nôn ọe hoặc tiêu chảy thì mẹ nên ngừng cho bé ăn trứng.

5. Trẻ bị tiêu chảy

Ăn trứng khiến bé bị tiêu chảy nặng hơn

Trẻ bị tiêu chảy mẹ cũng không nên cho bé ăn trứng. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé tiết ít dịch, men tiêu hóa suy giảm do vậy việc chuyển hóa đạm, đường và chất béo bị rối loạn, chức năng tái hấp thu nước và các chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại. Vì thế các chất dinh dưỡng sẽ bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Cho trẻ ăn trứng lúc này vừa không có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn dễ khiến bệnh nặng hơn.

6. Trẻ bị thừa cân béo phì

Trong trứng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholestrol vì thế với những trẻ thừa cân, béo phì mẹ cũng không nên cho bé ăn trứng. Thay vào đó mẹ nên tăng rau xanh, chất xơ và thực phẩm giàu vitamin để giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ. Nhằm phòng tránh các bệnh về tim mạch, tiểu đường cho bé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI