Đây sẽ là sự hy sinh đầu tiên của mẹ dành cho đứa con yêu dấu. Không phải dễ để bỏ đi những thói quen của bản thân suốt một thời gian dài, nhưng với tình yêu dành cho thiên thần nhỏ sắp đến trong đời, các cô nàng sắp làm mẹ chắc chắn sẽ làm được.
I. Điệu đà
1. Tẩy trắng răng
Khi mang thai, bạn nên tạm ngưng việc tẩy trắng răng. Mức độ an toàn khi làm trắng răng chưa được nghiên cứu cho thai phụ. Các nhà khoa học chưa khẳng định được mức an toàn của việc tẩy trắng răng với mẹ bầu. Hơn nữa, khi tẩy trắng răng lợi nhạy cảm và dễ bị chảy máu hơn do thay đổi nội tiết. Vì thế, hãy làm việc này sau sinh các mẹ nhé.
2. Sơn móng
Mùi nước sơn móng tay có thể gây ra cảm giác buồn nôn ở mẹ bầu
Mùi sơn móng có thể gây ra cảm giác buồn nôn ở các mẹ bầu. Do đó, hãy tạm gác thú vui này sang một bên nếu các mẹ bị mùi sơn móng tay tác động mạnh.
3. Tắm hơi, tắm bồn nước nóng, xông hơi
Bồn tắm ấm áp mang lại cảm giác thư giãn dễ chịu. Thế nhưng, gia tăng nhiệt độ có liên quan tới dị tật bẩm sinh, đặc biệt trong giai đoạn đầu tiên. Hầu hết các bồn tắm hơi đều cực nóng và khi bạn ngâm mình ngập từ cổ xuống sẽ khiến thân nhiệt tăng cao, điều này không tốt cho thai nhi.
4. Đắp mặt nạ
Khi mang thai, da của các nàng thường trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy các cô nàng điệu đà nên bỏ qua việc đắp mặt nạ mặt để tránh gây tổn thương cho da.
5. Tẩy lông
Đây là thói quen có rất nhiều cô nàng điệu đà. Thế nhưng, tẩy lông chỉ an toàn trong 6 tháng đầu. Ở 3 tháng sau, tẩy lông có thể gây đau, thúc đẩy co thắt, không tốt nếu bạn chưa qua tuần thứ 37. Một số trường hợp khi mang thai, thai phụ dễ bị suy tĩnh mạch, điều này hoàn toàn không phù hợp với việc tẩy lông nóng.
Khuyến khích các mẹ bầu chỉ nên sử dụng dao cạo hoặc nhíp để nhổ lông. Đặc biệt nên tránh tẩy lông bằng tia laser vì thực sự hiện nay người ta vẫn chưa đánh giá hết được ảnh hưởng của laser trên thai nhi.
6. Nhuộm, uốn tóc
Nhuộm tóc trong thai kỳ sẽ có hại cho thai nhi
Hóa chất có chứa trong dầu nhuộm tóc có hại cho thai nhi. Do đó lí do tại sao lời khuyên vẫn là tránh nhuộm tóc trong kỳ đầu mang thai.
7. Sử dụng các loại nước hoa
Mỗi loại nước hoa thường chứa khoảng 10 loại chất hóa học có khả năng gây dị ứng. Thế nhưng, trong thai kỳ, nếu bạn không thể từ bỏ chai nước hoa mà mình yêu thích, chỉ xịt chúng lên phần quần áo trước khi mặc, tránh xịt trực tiếp lên da.
Bạn cũng nên thử đổi sang thử loại nước hoa dịu nhẹ với những mùi hương tự nhiên nếu trước đây bạn là “tín đồ” của những mùi hương đậm.
8. Dùng kem có chứa vitamin A
Nếu bạn đang dùng kem có chứa vitamin A hoặc lô hội thì bạn nên chuyển sang loại kem khác có dán nhãn hữu cơ. Vitamin A và lô hội được xét vào nhóm các chất có khả năng gây hại cho thai nhi.
9. Đi giày cao gót
Không nên mang giày cao gót khi mang thai
Những đôi giày cao gót tôn dáng của bạn, tuy nhiên chúng sẽ khiến bạn không thoải mái khi mang thai, nhất là lúc thai đã khá lớn. Hãy chọn những đôi giày, xăng-đan, dép đế thấp để bảo đảm mỗi bước đi của bạn an toàn và giảm sức ép lên cột sống. Thường thì bạn nên chuyển đổi sở thích giày dép của mình vào tuần thứ 25.
II. Hoạt bát
1. Tắm nắng
Khi mang thai, bạn nên tránh tiếp xúc với tia cực tím nồng độ cao làm cho da nhanh sậm màu. Hơn nữa, nhiệt độ quá cao cũng gây nguy hiểm cho bé. Bạn tránh ra ngoài khi trời đang nắng gắt và nhớ dùng kem chống nắng.
Mẹ bầu nên tránh ra ngoài trời khi đang nắng gắt
2. Căng cơ ở vùng bụng
Tránh mọi động tác với lên khiến bạn phải cố gắng căng cơ như với tay lấy đồ trên cao, dướn người lấy đồ ở xa. Trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ, khi phôi chưa làm tổ chắc chắn trong tử cung, động tác với có thể gây hại cho viêc mang thai của bạn.
3. Gây sức ép lên cơ thể
Nếu ngày thường bạn dễ dàng xách một xô nước hay bê một chậu đồ cỡ bự, thì đây sẽ là lúc bạn để dành những việc này cho ông xã. Nhìn chung, bạn không nên bê, vác, mang một thứ gì nặng quá 12kg. Khi ở giai đoạn mang thai tuần thứ 30 thì không nên nâng vật gì quá 5kg.
4. Đi xa
1 tháng trước ngày dự sinh mẹ bầu nên hạn chế đi du lịch
Dù bạn là một người thích đi du lịch. Tuy nhiên, khoảng 1 tháng trước ngày sinh dự kiến, bạn nên tránh đi xa để hạn chế các sự cố về tàu xe và các vấn đề an toàn khác liên quan đến thai nhi.
5. Mệt mỏi
Phụ nữ mang thai đến giai đoạn cuối thời kì mang thai nên vận động vừa phải, giảm cường độ công việc, đặc biệt phải chú ý nghỉ ngơi nhiều, giữ cho tinh thần thoải mái, đến lúc sinh mới dồi dào tinh lực. Bạn nên hạn chế làm việc nhà để bản thân được nghỉ ngơi nhiều hơn.
6. Nựng thú cưng
Mẹ nên tạm biệt thú cưng trong thời gian bầu bí
Phụ nữ mang thai nên tạm biệt với với thú cưng trong thời bầu bì cho đến khi em bé được sinh ra. Ký sinh trùng toxoplasma trong phân mèo có thể gây hại cho em bé, vì vậy mẹ nên tránh tiếp xúc với ổ mèo và đặc biệt là phân mèo. Tương tự, sán chó cũng gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
III. Khó tính
Phụ nữ mang thai cáu giận sẽ khiến số lần thai cử động tăng. Cáu giận ở giai đoạn cuối thai kỳ sẽ gây khó khăn nhất định cho việc sinh nở sau này.
Khi phụ nữ mang thai nổi giận, cơn giận không chỉ có hại cho sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới thai nhi. Sự tức giận làm cho nồng độ hormone và chất hóa học gây hại trong máu mẹ tăng mạnh, rồi qua cuống rốn vào màng nước ối, cơ thể thai nhi sẽ nhanh chóng “phục chế” lại trạng thái tâm lý của người mẹ.
Cáu giận còn làm giảm lượng bạch cầu trong máu của người mẹ, từ đó làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, khiến năng lực kháng bệnh của thai nhi giảm sút. Thậm chí tâm lý tức giận của người mẹ còn có thể gây ra một số dị tật ở thai nhi. Vì vậy những cô nàng khó tính hãy cố gắng trở nên bình tĩnh hơn trong mọi trường hợp bốc hỏa nhé.
IV. Nội tâm
1. Lười biếng
Nếu cứ nghĩ ngợi thái quá và lười vận động vào thời gian cận sinh thường thì các mẹ bầu sẽ khó sinh. Vì vậy hãy thôi trầm tư và nhấc tay nhấc chân của bạn lên để chúng được hoạt động vừa đủ, đảm bảo không tạo thêm cản trở gì khi sinh nở.
2. Buồn bã
Tinh thần mẹ bầu không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nở
Những khó khăn trong cuộc sống và trong công việc không như ý làm cho một số phụ nữ mang thai gần đến ngày sinh tinh thần sa sút. Thay vì chia sẻ với mọi người, nhiều mẹ bầu lại giữ trong lòng dẫn đến việc cảm thấy uể oải, thậm chí âu sầu, buồn bực. Tinh thần như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc sinh nở.
3. Lo lắng
Lo lắng dường như là điều mà mẹ bầu nào cũng gặp phải khi mang thai. Nhất là với những mẹ mang thai lần đầu. Nhưng mọi chuyện sẽ ổn thôi nếu các mẹ bầu đã tìm hiểu về thông tin, trang bị những kỹ năng cần thiết và có một chế độ chăm sóc thai ngén thật khoa học. Vì vậy thay vì lo lắng, các mẹ bầu hãy lên một kế hoạch mang thai hoàn hảo cho đến ngày các nhóc được sinh ra.
4. Sợ hãi
Sợ hãi thường đến do phụ nữ mang thai thiếu kiến thức cơ bản về sinh nở cho nên đến khi chuyển dạ sinh có tâm lý sợ hãi. Sợ hãi không những ảnh hưởng đến việc ăn uống và nghỉ ngơi trong thời kì mang thai của phụ nữ mang thai mà còn mất khả năng làm cho cơ thể nhanh chóng có được trạng thái sẵn sàng chờ đợi chuyển dạ một cách hiệu quả nhất, từ đó ảnh hưởng đến việc sinh đẻ bình thường.
5. Cô đơn
Khi cảm thấy cô đơn, lạc lõng mẹ bầu nên chia sẻ cảm xúc này với người thân, bạn bè
Càng gần đến ngày sinh, các mẹ bầu thường tưởng tượng đủ thứ trách nhiệm cần phải một mình cán đán khi con trẻ ra đời. Suy nghĩ phải một mình đương đầu với tất cả đó khiến các mẹ thường thấy cô đơn, lạc lõng.
Lúc này các mẹ nên chia sẻ những lo lắng trong tương lai với người thân, bạn bè để nhận được sự hướng dẫn và cảm thông và từ đó vượt qua nỗi cô đơn này.
V. Lơ đễnh
Chuẩn bị thiếu chu đáo
Trong khi một số mẹ bầu lo phát hoảng lên khi sắp đến ngày sinh thì một số mẹ lại đợi “nước đến chân mới nhảy”. Vì vậy không tránh được tình trạng lúng túng, thiếu cái này thiếu cái kia, làm cho cuộc trở dạ trở nên chật vật vô cùng.
Vì vậy dù các mẹ bầu có thuộc nhóm các “cô nàng lơ đễnh” đến đâu đi chăng nữa thì cũng hãy nhắc nhở bản thân chuẩn bị thật tốt những điều cần thiết cho một cuộc sinh nở nhé.
VI. Tự do, quậy
1. Thuốc lá
Những phụ nữ tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ sinh con nhẹ cân hơn những phụ nữ không tiếp xúc với khói thuốc. Thuốc lá được cho là có thể gây thêm rủi ro sẩy thai và mang thai ngoài dạ con, chảy máu nhau thai cũng như bé sinh ra thiếu cân và sinh non. Vì vậy nếu bạn đang hút thuốc lá hãy cố gắng hạn chế và bỏ hẳn vì sức khỏe của con bạn.
Hút nhiều thuốc lá trong thai kỳ có thể gây sinh non
Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động cũng được biết sẽ bị tác hại còn nhiều hơn người đang hút thuốc chủ động. Hóa chất trong thuốc sẽ theo đường máu và đường hô hấp của chính bạn mà truyền dẫn đến thai nhi.
2. Rượu, bia
Rượu, bia và các chất có cồn nói chung có thể khiến thai nhi bị nhẹ cân, dị tật hoặc thiểu năng. Vì vậy hạn chế các chất có cồn là một trong những cách các mẹ bầu hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho con của mình.
Yeutre.vn