1. Tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bé
Thực phẩm chứa nhiều đường không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa còn rất non nớt, cơ thể chưa thể tiết đủ enzyme để tiêu hóa thức ăn. Trong khi đó, đường là thành phần khó hấp thu nên nếu cho bé ăn quá nhiều đường sẽ tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và bị các bệnh về đường tiêu hóa khác như đau bụng.
2. Ảnh hưởng tới răng miệng
Những thực phẩm chứa lượng đường cao dễ gây các bệnh về răng miệng, đặc biệt sâu răng. Do vậy, mẹ nên hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, uống nước ngọt có ga nhất là vào buổi tối. Hoặc sau khi bé ăn đồ ngọt xong nên cho bé đi đánh răng để loại bỏ mảng bám, giúp bảo vệ răng bé khỏe mạnh hơn.
3. Làm giảm lượng đường trong máu
Ăn nhiều đồ ngọt dễ khiến trẻ bị tụt huyết áp
Khi trẻ hấp thu một lượng đường lớn, cơ thể sẽ giải phóng insulin để hấp thu đường vào các tế bào máu nhằm tích trữ năng lượng. Điều này khiến đường trong máu cũng giảm xuống nhanh chóng, dẫn đến trẻ bị hoa mắt chóng mặt, chân tay bủn rủn.
4. Là nguyên nhân gây béo phì
Trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường và nhóm thực phẩm giàu calo dễ bị dư thừa chất dẫn đến bị tăng cân, béo phì không kiểm soát. Do vậy, mẹ nên hạn chế cho bé ăn thức ăn nhanh, nước ngọt đóng chai thay vào đó nên lên thực đơn của bé có nhiều rau xanh, trái cây để giúp bé khỏe mạnh, phòng tránh được các bệnh về tim mạch.
5. Tăng nguy cơ bị tiểu đường cao
Uống nước ngọt thường xuyên làm tăng nguy cơ bị tiểu đường
Thực đơn của trẻ hàng ngày nếu có quá nhiều đường, trẻ dễ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 hoặc kháng insulin rất cao. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng từ 10% -15% trẻ em bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính là do chế độ ăn của trẻ hàng ngày có quá nhiều chất ngọt.
6. Tăng nguy cơ bị cận thị
Theo khuyến cáo của Hiệp hội chống cận thị Nhật Bản, việc trẻ tiêu thụ quá nhiều đường mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến lượng canxi trong cơ thể, từ đó làm tăng khả năng đàn hồi nhãn cầu, đường kính nhãn cầu tăng dẫn đến bị cận thị.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Cách phòng và điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em
- Trẻ bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương và suy dinh dưỡng, vì sao?
- Bệnh còi xương và chế độ dinh dưỡng hợp lý