1. Nước đường + muối
Đường và muối là thực phẩm dễ dàng tìm trong nhà bếp của các mẹ. Khi thấy con chớm bị tiêu chảy, ngay lập tức pha chế 8 muỗng cafe đường + 1 muỗng cafe muối + 5 chén nước đun sôi để nguội.
Dung dịch này sẽ bù lượng nươc mất đi sau khi trẻ nôn mửa hoặc tiêu chảy.
2. Nước dừa + muối
Các mẹ cũng có thể sử dụng nước dừa và muối để bù nước cho trẻ. Ngoài ra, trong nước dừa có chứa axit lauric nên sẽ làm sạch đường ruột, tiêu diệt ký sinh trùng. Công thức như sau: 5 chén nước dừa tinh khiết + 1 muỗng cafe muối. Nước dừa muối khá thơm ngọt nên mẹ có thể cho trẻ uống khi trẻ không chịu uống oresol.
3. Nước cà rốt + muối
Trong cà rốt có chứa lượng lớn pectin, khi vào trong ruột sẽ nở thành một dạng keo và làm dịu nhu động ruột, hạn chế tiêu chảy. Đồng thời, cà rốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi sinh sôi, lấn át vi khuẩn có hại.
Công thức chế biến như sau: Mẹ cần lấy 2 củ cà rốt và 7 chén nước. Sau đó đem nấu như cà rốt và lọc lấy 5 chén nước. Sau khi lọc nước mẹ cho thêm 1 thìa cafe muối là được.
4. Nước cam (chanh) + muối
Nước cam chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất. Trong đó lượng đường frutoza và 85% lượng nước trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thu có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
Công thức như sau: 1 quả cam (chanh), ép lấy nước + 1 muỗng cafe muối và 4 muỗng cafe đường (với cam) hoặc 8 muỗng cafe đường (với chanh) + 5 chén nước đun sôi.
5. Ngũ cốc rang + muối
Các loại ngũ cốc như gạo tẻ, gạo lức, đậu xanh, đậu đỏ cũng có thể bù nước và phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ.
Các mẹ chỉ cần lấy 1/2 chén ngũ cốc + 6 chén nước, sau đó đun sôi lên khoảng 10 phút, để nguội và chắt ra 5 chén nước. Sau đó cho 1 thìa cafe muối vào 5 chén nước, cho bé uống lai rai trong ngày.
6. Nước cháo + muối
Nếu không muốn sử dụng ngũ cốc rang, thì mẹ có thể thay thế bằng nước cháo. Bạn lấy 1 chén gạo + 8 chén nước lạnh. Sau đó nấu cho nhừ, gạn lấy 5 chén nước rồi cho thêm 1 muỗng cafe muối, cho trẻ uống là được.
Mẹ có thể cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nếu trẻ chớm bị tiêu chảy.
Ngoài ra, các mẹ lưu ý, các phương pháp trên chỉ sử dụng trong trường hợp trẻ chớm bị tiêu chảy, tiêu chảy nhẹ và cần bù nước gấp. Trong trường hợp, trẻ tiêu chảy nặng, biểu hiện lờ đờ, da xanh xao hoặc tái, co giật, ngất thì cần đưa trẻ đi bệnh viện gấp.
Yeutre.vn (Tổng hợp)