5 trò chơi vận động giúp trẻ 3 - 6 tuổi phát triển các giác quan

Các giác quan linh hoạt, nhạy bén giúp trẻ tiếp nhận thế giới xung quanh tốt hơn, từ đó cũng nhanh nhẹn, thông minh và cũng dễ thành công hơn trong tương lai. Các mẹ có thể giúp con từng bước phát triển giác quan thông qua một số trò chơi dưới đây nhé!

banner ads

1. Nhặt đậu, hạt cô Tấm

16363-tro-choi-5.jpg

Mẹ cho những hạt nhựa nhiều màu sắc này vào chén nhỏ để bé phân loại

Chỉ cần một chiếc bát nhựa cùng các loại hạt/đậu khác nhau như đậu bi, đậu ngự, cúc áo, viên bi… là các mẹ đã có thể cho con chơi trò “nhặt đậu, hạt cô Tấm” này rồi.

Đầu tiên các mẹ hãy trộn lẫn các loại hạt/đậu lại với nhau, cho vào bát rồi hướng dẫn trẻ tự phân loại chúng, trẻ sẽ phải “động não” làm việc, mân mê, nhìn ngắm các loại hạt để đưa ra quyết định. Những thao tác đó sẽ cùng lúc rèn cho trẻ nhiều giác qua khác nhau, như nhìn ngắm, sờ, thậm chí ngửi…

2. Nghe và nói lại

Trò chơi này khá đơn giản, các mẹ có thể cùng chơi với trẻ và nhiều người khác như ba, các anh chị em hay bạn bè của trẻ.

16362-tro-choi-4.jpg

Trò chơi nghe đi nói lại giúp bé tăng khả năng ghi nhớ

Cách chơi như sau: mỗi người ngồi ở một vị trí khác nhau, đầu tiên mẹ nói nhỏ với trẻ một câu gì đó, sau đó yêu cầu trẻ nói lại cho ba nghe câu đó, rồi ba lại đi nói với các trẻ khác và cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng này sẽ đi nói lại cho mẹ nghe câu đó và mẹ lại nói cho trẻ nghe một lần nữa, cuối cùng mẹ hỏi trẻ câu vừa nghe được giống hay khác với câu ban đầu như thế nào.

Trò chơi này giúp trẻ biết chú ý lắng nghe, ghi nhớ và cả nhận thức, đánh giá.

3. Tô màu hoặc ghép hình

16361-tro-choi-3.jpg

Tô màu giúp bé phát triển khả năng nhận thức, nhìn ngắm

Trò chơi này giúp trẻ phát triển giác quan nhìn ngắm, phán đoán và nhận thức. Các mẹ chỉ cần cho trẻ tự tô hình một bức tranh trắng đen, tô theo mẫu có sẵn hoặc để trẻ tự lựa chọn màu. Thêm một trò chơi khác là ghép hình, các mẹ có thể mua các mẫu ghép hình bán sẵn ngoài hiệu sách, tùy khả năng và độ tuổi của trẻ mà chọn mức độ khó dễ khác nhau.

4. Đoán sự vật

16360-tro-choi-2.jpg

Trò chơi bịt mắt đoán tên sự vật

Đầu tiên các mẹ nên giới thiệu cho trẻ biết rõ tên của từng đồ vật sắp cho trẻ chơi, sau đó tự bịt mắt mình và làm thử trước để cho bé hiểu rõ hơn nữa và cảm thấy trò chơi này là an toàn, để trẻ không lo sợ.

Bắt đầu chơi như sau, các mẹ để đồ vật (như bong bóng, trái cây, hoa, bánh kẹo, chén nhựa, đòn ngồi, các vật dụng nhỏ khác…) quanh phòng, bịt mắt trẻ lại và cho trẻ bò quanh, sờ phải đồ vật nào thì bảo bé đoán thử đó là vật gì. Đoán đúng sẽ có thưởng.

Trò chơi này kích thích sự linh hoạt, nhạy bén, sự tiếp xúc, nhận thức là khả năng ngửi mùi của trẻ.

5. Đầu bếp nhí

16359-tro-choi-1.jpg

Trò chơi vào bếp giúp trẻ phân biệt các vị khác nhau

Bằng cách cùng bé nấu hay chế biến các món ăn, nước uống đơn giản, các mẹ hãy cho trẻ nếm chúng và tập cho trẻ phân biệt các vị khác nhau như ngọt, mặn, chua, cay… Lặp lại nhiều lần để trẻ nhớ và lần sau bất chợt hỏi trẻ từng vị riêng xem thử trẻ có nhớ và nói chính xác hay không.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI