5 thời điểm trong ngày nên uống nước để có sức khỏe tốt nhất

Uống nước là một việc làm hàng ngày mà đôi khi chúng ta vẫn thực hiện trong vô thức. Cũng chính vì sự quan tâm không đúng mức này đã khiến chúng ta không thể tận dụng được trọn vẹn "nguồn sống" này!

banner ads

Các thời điểm uống nước thích hợp trong ngày

1. Sáng: 7h00

21742-uong-nuoc-1.jpg

Buổi sáng là thời điểm lý tưởng nhất để uống nước.

Buổi sáng là thời điểm lý tưởng nhất để uống nước. Sau mỗi lúc thức dậy, bạn uống một ly nước sẽ làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, giảm các cơn đau nhức đầu, giúp cơ thể loại bỏ độc tố, kích thích tiêu tiểu tốt hơn, ngăn nguy cơ béo phì, hỗ trợ lưu thông máu làm da tươi trẻ hơn và đặc biệt là kích thích tiêu hóa để bạn sẵn sàng với bữa điểm tâm sáng cho một ngày mới hứng khởi đang chờ.

2. Trưa: 11h00

Đây là lúc cơ thể bạn tiêu hao gần hết năng lượng và cần cung cấp trở lại. Để giúp kiềm chế cơn đói, nước cũng là một giải pháp tốt trong thời điểm này. Với những ai muốn giảm cân, uống nước vào thời điểm này cũng giúp bạn kiềm chế được cảm giác thèm ăn và nhờ đó giảm được lượng thức ăn tiêu thụ quá nhiều vào buổi trưa.

3. Đầu giờ chiều: 13h00

21744-uong-nuoc-3.jpg

Hãy uống một hoặc hai cốc nước trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Nhiều người chọn thời gian này để dùng bữa trưa. Nếu bạn cũng là một trong số này hãy uống một hoặc hai cốc nước trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn đồng thời cũng giảm bớt sự thèm ăn trong bạn.

4. Chiều: 16h00

Sau khoảng thời gian tiêu hao năng lượng vào rất nhiều hoạt động trong ngày, đây là lúc để bạn bổ sung nước cho cơ thể. Nó giúp bạn lấy lại cảm giác cân bằng, giảm đói, xoa dịu cơn mệt mỏi và tăng hiệu quả lao động.

5. Tối: 8h00

21741-uong-nuoc-4.jpg

Uống một cốc nước trước bữa tối sẽ giúp bạn phòng chống nguy cơ đông máu.

Uống một cốc nước trước bữa tối sẽ giúp bạn phòng chống nguy cơ đông máu, giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Uống nước đúng cách

Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa uống và nghĩ rằng điều này tốt cho việc tiêu hóa. Tuy nhiên, tác dụng hoàn toàn ngược lại. Họ có thể vô tình làm tăng kích thước dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn và chậm lại. Đây chính là nguyên nhân làm tăng hàm lượng insulin, tăng sự tích tục mỡ thừa và đồng thời làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, việc dùng thêm nước trong bữa ăn khiến một số người không có thói quen nhai kỹ thức ăn. Từ đây, khi thức ăn xuống đến dạ dày gây ra áp lực tiêu hóa. Hậu quả là dạ dày hoạt động vất vả hơn và sinh bệnh.

21743-uong-nuoc-2.jpg

Không nên dùng nước chung bữa ăn dù đó là loại nước gì.

Với những mối nguy hại trên, bạn không nên dùng nước chung bữa ăn dù đó là loại nước gì. Nếu cảm thấy thức ăn quá khô, khó nuốt trôi, bạn có thể nuốt một ngụm nhỏ nước súp hoặc nước canh thay vì chan vào cùng thức ăn.

Sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, bạn hãy bắt đầu uống nhiều nước thay vì uống thật nhiều ngay sau bữa ăn để tránh gây áp lực đối với hoạt động tiêu hóa ở dạ dày.

Như vậy, uống nước cũng cần phải biết cách nếu bạn muốn nó thực sự là một trợ thủ đắc lực trong việc giữ gìn sức khỏe cho cơ thể phải không nào?

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI