5 sai lầm có thể ảnh hưởng tính mạng trẻ khi tự điều trị tiêu chảy tại nhà

Việc chăm sóc, điều trị cho trẻ tiêu chảy ở nhà sai cách có thể lấy mạng trẻ bất kỳ lúc nào. Dưới đây là những sai lầm mà hầu hết các mẹ đều mắc phải khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cần chú ý.

banner ads

1. Cho trẻ uống nhiều nước lọc

51867-4-sai-lam-cua-me-khien-tre-bi-tieu-chay-keo-dai-1.jpg

Trẻ bị tiêu chảy

Thông thường, khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ phải cho trẻ bù nước bằng oresol. Tuy nhiên, một số trẻ không chịu uống oresol vì vậy, mẹ thay thế bằng nước lọc. Trong khi đó, nước lọc không hề có chất điện giải và không có khả năng bù nước cho trẻ dẫn tới trẻ vẫn bị mất nước dù đã uống rất nhiều nước. Chưa kể, nước lọc còn khiến trẻ bị đầy bụng, khó ăn, dễ nôn ói.

Do đó, việc cho trẻ uống nhiều nước lọc khi bị tiêu chảy là không cần thiết và có thể khiến con không dung nạp thêm được bất kỳ thực phẩm nào vào cơ thể.

2. Cho trẻ uống oresol sai cách

Không phải mẹ nào cũng tuân thủ việc pha oresol đúng theo hướng dẫn. Một số mẹ sợ trẻ không uống được nhiều nên pha ít khiến trẻ có thể bị ngộ độc oresol. Vì khi pha oresol quá đặc có thể khiến muối trong máu tăng cao, các tế bào trong cơ thể bị hút mất nước, teo tóp, da khô, nhăn, mắt trũng sâu, tổn thương não, sốt cao...

Trong trường hợp này nếu không cấp cứu kịp có thể dẫn tới tử vong.

3. Nhầm lẫn con bị các bệnh khác

51868-mach-ban-cach-cham-soc-tre-bi-sot-ngay-tet-hinh-4.jpg

Dễ nhầm lẫn con bị bệnh khác

Khi trẻ bị tiêu chảy, con thường có biểu hiện nôn ói trước sau đó mới tiêu chảy hoặc tiêu chảy - nôn ói hoặc trẻ bị ho sốt - tiêu chảy - nôn ói. Vì vậy, không ít mẹ nghi ngờ trẻ bị sốt, viêm họng hoặc đi tướt mọc răng thay vì tiêu chảy dẫn tới việc điều trị sai cách.

Để biết trẻ bị tiêu chảy hay không, mẹ hãy đếm số lần con đi ngoài, nếu trên 5, 6 lần thì cần cho con đi khám ngay.

4. Tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy

Thói quen của nhiều bà mẹ Việt là khi con bị tiêu chảy, tự ý ra ngoài mua thuốc và cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Khi trẻ bị tiêu chảy, uống thuốc cầm tiêu chảy không đúng sẽ dẫn tới việc phân không thể ra ngoài được, tích tụ lâu ngày trong ruột và dẫn tới ngộ độc phân, thủng ruột, tắc ruột. Chưa kể, một số trẻ sau khi uống thuốc cầm tiêu chảy thì bị nôn ói cũng rất nguy hiểm.

Do đó, việc trẻ có nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay không cần phụ thuốc vào việc thăm khám, xét nghiệm và điều trị của bác sĩ.

5. Cho trẻ ăn thực phẩm sai cách

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy không đúng cách cũng khiến trẻ bị nặng hơn. Một số bà mẹ quá lo lắng dẫn tới kiêng khem con quá mức khiến trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng chống lại bệnh tật. Một số khác lại tích cực cho con ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhiều đạm như sữa, váng sữa, phô mai khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Hoặc các mẹ cho trẻ sử dụng một số bài thuốc trị tiêu chảy như cho ăn đồ chát cũng không khiến con khá hơn.

Vì vậy, các mẹ nên cân đối thực phẩm cho trẻ tiêu chảy, nên ăn thực phẩm lỏng để bù nước, dễ tiêu như cháo thịt. Cần chia nhỏ bữa ăn vì trẻ lúc này không ăn được nhiều.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI