5 mẹo vặt bổ ích dành cho mẹ đang chăm con nhỏ

Lần đầu tiên làm mẹ, do chưa có kinh nghiệm nên không ít bà mẹ trẻ lúng túng không biết xử lý như thế nào khi em bé bị đau bụng, hay quấy khóc vào ban đêm... 5 mẹo vặt dưới đây rất bổ ích cho mẹ đang chăm con nhỏ.

banner ads

1. Cách xử lý khi bé khó ngủ và hay quấy khóc vào ban đêm

Nếu em bé thường xuyên khó ngủ và quấy khóc vào ban đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn gây hại cho sức khỏe của bé. Vì thế các mẹ cần đảm bảo bé được ngủ ngon giấc mỗi đêm thì mới khỏe mạnh và khôn lớn được.

Nếu em bé thường xuyên quấy khóc hoặc thức khuya các mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

20852-cho-be-tam-tinh-dau.jpg

Trước khi đi ngủ nên cho bé tắm bằng nước ấm và tinh dầu hoa oải hương sẽ giúp bé ngủ ngon hơn

banner ads

- Trước khi bé đi ngủ khoảng 30 phút, hãy cho trẻ uống một ly sữa nóng. Vì trong sữa nóng có chứa nhiều tryptophan, có tác dụng an thần giống trà hoa cúc nhờ đó sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

- Hoặc 1 giờ trước khi cho bé đi ngủ, mẹ có thể tắm cho bé bằng nước ấm kết hợp với vài giọt tinh dầu hoa oải hương, để giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, khi áp dụng những cách trên mà vẫn không hiệu quả, bé vẫn thường xuyên thức khuya và quấy khóc mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Vì có thể trẻ khó ngủ là do thiếu canxi cần được bổ sung kịp thời.

2. Cách xử lý khi bé bị hăm tã

Hăm tã là triệu chứng viêm da dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do trẻ phải mặc bỉm quá lâu hoặc do dị ứng với bỉm. Tuy nhiên, điều đáng mừng là chứng hăm tã ở trẻ rất dễ điều trị.

- Để phòng tránh hăm tã cho bé, cứ 2 tiếng đồng hồ mẹ thay tã cho bé một lần hoặc nhiều hơn nếu cần thiết. Trước khi đóng bỉm, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng mông, kẽ và bẹn cho bé bằng cách dùng nước ấm lau sạch, sau đó dùng khăn mềm lau khô, tiếp đến bôi kem chống hăm tã cho bé.

20851-chong-ham.jpg

Bôi kem chống hăm tã trước khi mặc bỉm cho bé

- Khi trẻ có dấu hiệu bị hăm tã mẹ có thể dùng thuốc mỡ calendula (được làm từ một loại hoa cúc) hoặc kem oxit kẽm, dầu dừa để xoa dịu vết hăm cho bé.

- Hoặc bạn cũng có thể dùng nước trà xanh để làm dịu vết hăm, giúp vết thương mau lành hơn. Bên cạnh đó khi trẻ bị hăm tã mẹ nên ngừng ngay việc mặc tã cho bé, cho bé mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi tốt. Hàng ngày nên cho bé “nude” một khoảng thời gian nào đó để phòng tránh hăm tã và viêm da cho bé đặc biệt là vào mùa hè.

3. Cách xử lý khi bé bị đau bụng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do chưa nói được nên khi bị đau bụng các bé sẽ thể hiện ra ngoài bằng cách khó chịu, quấy khóc liên tục trong nhiều giờ.

- Nếu bé khóc và đặt tay lên bụng thì đây là dấu hiệu bé đang bị đau bụng. Lúc này bạn nên massage vùng bụng để giúp bé dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: trứng, cà phê, hành, tỏi, dâu tây…(nếu đang cho con bú).

20855-massage-bung.jpg

Khi trẻ bị đau bụng mẹ nên massage bụng cho bé

- Khi bé đau bụng kèm chướng bụng, mẹ dùng gạc ấm nhẹ nhàng massage lên vùng bụng của bé. Với cách xử lý này sẽ giúp trẻ dễ chịu và “xì hơi” được.

- Trong trường hợp bé đau bụng kèm nôn trớ mẹ nên cho bé uống nhiều nước và những thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp, canh, nước hoa quả. Nếu cần thiết nên cho trẻ uống thêm dung dịch bù điện giải và cho bé bú nhiều lần hơn để chống mất nước. Nếu bé liên tục bị nôn mửa có thể trẻ bị dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ kịp thời xử lý.

4. Cách xử lý khi trẻ bị côn trùng đốt

Khi trẻ bị muỗi hoặc bị côn trùng đốt có vết sưng đỏ tấy ở da mẹ nên xử lý như sau:

- Dùng một ít tinh dầu trà xanh trộn với tinh dầu ôliu, sau đó bôi vào phần da bị côn trùng đốt của bé. Với cách này vết đốt sẽ không còn bị sưng tấy nữa.

20854-oliu.jpg

Dùng dầu oliu trộn với tinh dầu trà xanh để bôi vào vết côn trùng cắn

- Cắt lát mỏng chanh chà xát trực tiếp lên vùng da bị côn trùng cắn, hoặc dùng giấm táo, nước muối pha loãng để bôi trực tiếp vào vết thương của bé. Cách này có tác dụng giảm ngứa ngáy cho bé nhanh chóng.

- Hoặc mẹ cũng có thể dùng kem đánh răng, tốt nhất là nên dùng kem có tinh chất bạc hà để bôi trực tiếp vào vết côn trùng cắn. Kem đánh răng với tinh chất bạc hà có tác dụng làm mát da, giảm ngứa ngáy cho bé ngay lập tức.

- Ngoài ra, nhựa cây nha đam cũng có tác dụng tốt với bé bị côn trùng đốt.

5. Cách xử lý khi bé bị ngứa ngáy

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị ngứa, có thể trẻ ngứa do dị ứng, ngứa do viêm nhiễm da, ngứa do thời tiết… Để giảm ngứa ngáy cho bé mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

- Cho bột yến mạch vào một miếng vải mỏng, nên chọn chất liệu vải muslin. Sau đó mẹ cuộn miếng vải có bột yến mạch lại thành hình quả bóng. Dùng quả bóng này chườm lên vùng da ngứa của bé.

20853-cho-meo.jpg

Khi bé bị ngứa ngáy nên tránh cho trẻ chơi với chó mèo

- Không cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo hoặc các sản phẩm làm từ lông động vật. Ngoài ra, bạn cũng không được cho bé sử dụng xà bông có độ kiềm cao và các hoá chất công nghiệp khác.

- Tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng như: các loại hải sản, trứng gà, cà phê…

- Dùng nước ấm để tắm rửa và vệ sinh vùng da bị dị ứng cho bé. Sau đó dùng thuốc cetaphil skin cleanser để bôi lên vùng da bị ngứa. Trong trường hợp nếu da bé bị khô mẹ có thể dùng dung dịch lacticare để dưỡng ẩm cho bé.

- Mẹ dùng 2-3 quả mướp đắng (khổ qua) nấu nước để tắm cho bé mỗi ngày. Kiên trì bé sẽ hết bị dị ứng, ngứa ngáy.

- Hoặc mẹ cũng có thể dùng 300g sài đất tươi, nấu nước để tắm cho bé hay 100g sài đất giã nát cho thêm chút muối, sau đó đun sôi, rồi để nguội lấy nước cho bé uống từ 2-3 lần/ngày. Phần bã đắp vào chỗ sưng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI