5 mẹo chặn đứng các bệnh do thay đổi thời tiết ở trẻ nhỏ

Biết về những mẹo chăm sóc trẻ nhỏ trong thời điểm chuyển mùa sẽ giảm rõ rệt các triệu chứng dị ứng phổ biến. Nếu muốn biết đó là những mẹo gì, bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

banner ads

49914-cho-be-choi-dua-3.jpg

Một số dị ứng do thay đổi thời tiết khiến trẻ nhỏ thường mắc các bệnh vặt

Một số dị ứng do thay đổi thời tiết khiến trẻ nhỏ thường mắc các bệnh vặt. Trong đó, viêm mũi dị ứng theo mùa thường phát triển sau một vài năm trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng ngoài trời. Do đó, bệnh này thường rất ít gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Tuy nhiên, dị ứng ở trẻ nhỏ có thể phát triển ngay cả khi trẻ sinh hoạt nhiều trong nhà vì lông vật nuôi lông và bụi mạt có thể là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn. Độ tuổi điển hình để chẩn đoán viêm mũi dị ứng là khoảng 4-6 tuổi với các triệu chứng: hắt hơi; nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi; ho và ngứa cổ họng do dịch mũi tiết ra; mặt sưng húp; chảy nước mắt; ngứa quanh vùng mắt, miệng hoặc da. Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ, trẻ niên thiếu và dần được cải thiện ở tuổi trưởng thành.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để ngăn chặn bệnh ngay từ khi vừa chớm:

banner ads

1. Cho bé uống thuốc trước thời điểm chuyển mùa

Nếu bé nhà bạn bị dị ứng theo mùa, nên cho bé uống thuốc ít nhất 2-3 tuần trước khi chuyển mùa và tiếp tục cho uống đến hết mùa bệnh. Nếu bé bị dị ứng quanh năm, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc có thể dùng trong năm để không làm triệu chứng bùng phát. Sở dĩ bạn phải làm điều này vì phần lớn thuốc dị ứng có tác dụng hữu hiệu nhất trong việc ngăn ngừa hơn là điều trị các triệu chứng. Một khi các dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mắt sống xảy ra thì toàn bộ hệ thống miễn dịch của bé đã suy yếu. Trong điều kiện này, sẽ rất khó để chữa trị.

Để phòng bệnh:

  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, bạn có thể dùng thuốc xịt mũi corticosteroid để ngăn ngừa dị ứng. Thuốc này có tác dụng làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch với các kháng nguyên như bụi và phấn hoa.
  • Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm các triệu chứng khi bệnh phát.

Các loại thuốc dị ứng có thể là do bác sĩ chỉ định hoặc là thuốc không theo toa và chỉ dùng một lần duy nhất trong ngày. Số thuốc trong 5 ngày đầu thường dùng để làm giảm triệu chứng bệnh và thuốc trong 5 ngày sau để làm dứt bệnh hoàn toàn. Lưu ý: Thuốc kháng histamin đường uống có thể làm giảm nhiều triệu chứng dị ứng (bao gồm hắt hơi và ngứa mắt) nhưng nó lại không có tác dụng làm giảm nghẹt mũi.

2. Phấn hoa không phải là nguyên nhân gây dị ứng duy nhất

Nếu biết chính xác con bị ứng với phấn hoa hoặc với một loài hoa cụ thể như cúc vàng thì bạn nên tránh cho bé ra ngoài sân chơi. Các bác sĩ có thể kiểm tra da và xét nghiệm máu để biết loại và lượng phấn hoa gây dị ứng. Nhờ đó, họ sẽ biết khi nào cần cho trẻ uống thuốc vào thời điểm chuyển mùa.

Tuy nhiên, trẻ bị dị ứng không hoàn toàn là do phấn hoa mà còn có thể do nấm mốc.

Như một quy luật chung, cây thụ phấn vào mùa xuân và nở hoa giữa mùa xuân hoặc đầu mùa hè và cỏ dại phát triển vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu. Trong các vùng có khí hậu lạnh, bào tử nấm mốc chỉ xuất hiện vào mùa hè nhưng ở những nơi có khí hậu ấm áp, chúng có thể sống trong không khí quanh năm và gây dị ứng cho trẻ.

3. Mùa đông ảnh hưởng lớn đến triệu chứng dị ứng của trẻ

49913-cho-be-choi-dua-2.jpg

Nếu trời ấm và ngày nhiều gió, mẹ không nên cho trẻ ra ngoài chơi

Thời tiết mùa đông nếu lạnh có thể tốt hơn cho trẻ nhỏ. Bởi khi mùa đông ấm hơn có thể làm cho cây thụ phấn và khởi phát các triệu chứng bệnh sớm hơn thường lệ. Một mùa xuân có mưa cũng có thể thúc đẩy thực vật tăng trưởng nhanh chóng và dẫn đến các triệu chứng dị ứng vốn chỉ gặp ở cuối mùa thu. Lưu ý, mưa có thể rửa sạch phấn hoa, nhưng chỉ là tạm thời, bởi số lượng phấn hoa có thể tăng lên nhanh chóng trong điều kiện ẩm ướt.

Các dự báo về thời tiết có thể giúp bạn ngăn chặn triệu chứng dị ứng ở con mình. Cụ thể, nếu trời ấm và ngày nhiều gió, phấn hoa phát tán trong không khí sẽ cao hơn và khiến trẻ dễ bị dị ứng hơn. Trong khi đó, ngày ít gió, phấn hoa sẽ hạn chế bay vào mũi trẻ và giảm các triệu chứng dị ứng.

4. Trẻ em từ 5 tuổi trở lên có uống thuốc phòng dị ứng

Ở các nước châu Âu, trẻ em sẽ được uống thuốc chứa chiết xuất của cỏ hoặc giống cúc vàng, nguyên nhân gây dị ứng để phòng bệnh. Để được uống thuốc này, trẻ phải đủ 5 tuổi và dương tính với dị ứng phấn hoa có thể gây hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ngứa và chảy nước mắt.

5. Mật ong có thể giúp giảm triệu chứng

Bằng kinh nghiệm của mình, một số bố mẹ dùng mật ong như một liệu pháp miễn dịch hoàn toàn tự nhiên để giúp trẻ ngừa dị ứng. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu khoa học cho thấy mối liên hệ giữa mật ong và dị ứng. Mặc dầu vậy, mật ong vẫn được dùng để thay thế thuốc ho trong các biện pháp dân gian.

Yeutre.vn

Nguồn: Ps

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI