5 lầm tưởng của ba mẹ khi dạy con

Trong thời đại ngày nay, việc dạy con và trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để tự lập trong cuộc sống không hoàn toàn đơn giản.

banner ads

Theo TS Vũ Thu Hương, nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm trong việc dạy con các kỹ năng để tự phục vụ và trở thành con ngoan trò giỏi.

1. Roi vọt có thể 'huấn luyện' được trẻ ngoan

Điều này hoàn toàn sai lầm. Đối với những trẻ bướng, không nghe lời, việc sử dụng roi vọt hoàn toàn thất bại.

Nếu trẻ con bướng, hãy kiên nhẫn giao việc cho trẻ với những điều kiện cụ thể. Ví dụ như hãy nói với trẻ nếu con không nghe lời, sẽ không cho đi chơi. Người lớn hãy nói và làm đúng như đã nói với trẻ. Từ đó trẻ sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau. Người lớn chúng ta thường nghĩ trẻ còn nhỏ không biết gì, nhưng 'cây non dễ uốn', cha mẹ cần cương quyết và mềm mỏng để trẻ dần thay đổi và nghe lời.

7409-yeutrevn-cha-danh-con.jpg

banner ads

Đối với những trẻ bướng, không nghe lời, việc sử dụng roi vọt hoàn toàn thất bại.

2. Cha mẹ không 'ngoan' không thể có những đứa con ngoan

Cha mẹ chính là những tấm gương phản chiếu cho cách hành xử và suy nghĩ của những đứa trẻ. Hãy xóa ngay khỏi đầu óc ý nghĩ rằng trẻ con không biết gì.

TS Vũ Thu Hương cho biết, trẻ em đều có xu hướng bắt chước người lớn, từ đó hình thành nên thói quen. Ví dụ như, khi người lớn muốn dạy các con mình chào hỏi, không thể dạy bằng cách quát mắng hay roi vọt mà 'bố mẹ và người lớn hãy chào trước, chào tất cả mọi người, bé sẽ bắt chước theo và hình thành thói quen.'. Vậy nếu muốn trẻ có một thói quen tốt nào đó, cha mẹ và người lớn cần phải làm gương trước cho trẻ.

3. Giúp con tránh bị xâm hại rất khó

Trong khi hàng ngày các bậc phụ huynh chúng ta luôn đọc được vô vàn tin tức về việc trẻ em bị xâm hại. Họ luôn bày tỏ sự quan tâm, lo lắng cho con em của mình, nhưng việc giải thích và dạy con tự bảo vệ bản thân là một việc làm không đơn giản đối với các bậc phụ huynh cũng như các em nhỏ, nhất là các cháu còn đang độ tuổi mẫu giáo, tiểu học.

Một trong những quy tắc được TS Vũ Thu Hương đề xuất và nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng là quy tắc đồ lót và nguyên tắc bàn tay. Theo chị, khi mua đồ lót cho con, hãy dạy trẻ trong khu vực đồ lót của con là bất khả xâm phạm, bất kỳ ai động vào mà không có sự đồng ý của con là người xấu. Ngay cả bố mẹ, hay bác sĩ muốn động vào khu vực này đều cần được con đồng ý.

7411-yeutrevn-nguyen-tac-ban-tay.jpg

Dạy con tự bảo vệ mình bằng nguyên tắc bàn tay

Nguyên tắc thứ 2 cần dạy con để tự bảo vệ mình là nguyên tắc bàn tay. Theo đó bên trong lòng bàn tay là bố mẹ - những người được phép ôm, khoác vai con. Bên ngoài bàn tay là ông bà, anh chị em được cầm tay, cùng lắm là khoác vai. Đầu ngón tay là hàng xóm, bạn bè- những người chỉ nên chơi cùng, không được chạm vào cơ thể. Còn những người khác - chỉ những người lạ, người xấu - biểu tượng ở đầu các ngón tay, chúng ta xua tay, tuyệt đối không nói chuyện, tiếp xúc.

Đối với những trẻ cởi mở thì nên dạy bé biết bảo vệ bản thân. Bố mẹ phải chú ý quan sát để phát hiện phát triển sinh lý của trẻ ở trường học với các bạn bè hay bạn khác giới để sớm có những điều chỉnh kịp thời.

4. Sợ con tăng động - cha mẹ cho con tham gia hoạt động tĩnh

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi nếu bố mẹ nghĩ con mình đang mắc chứng tăng động hoặc hiếu động quá mức nhưng lại bị dồn nén vào các hoạt động tĩnh thì đứa trẻ càng hiếu động hơn. Bởi năng lượng của đứa trẻ ứ đọng, không được thoát ra ở các hoạt động tĩnh. Giải pháp là các bậc phụ huynh nên cho con đi tập thể thảo để giải tỏa năng lượng, nên cho trẻ tập môn thể thao con thích.

Một trong những cách đơn giản nhất là cho trẻ con chơi cát, tăng cường vận động tinh của bàn tay và vận động não, đây là trò chơi giúp tăng khả năng tập trung, sáng tạo ở trẻ.

5. Muốn con tự lập hãy giúp đỡ con

7410-yeutrevn-tu-lap.jpg

Hãy dạy con tính tự lập ngay tự nhỏ

Quan điểm này cũng rất sai lầm nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng có thể dạy con tự lập. Bởi vấn đề này là một trong những vấn đề làm đau đầu các ông bố bà mẹ thời nay. Muốn con mình có thể tự làm mọi việc phục vụ bản thân nhưng luôn mang tư tưởng 'xót con', hoài nghi khả năng hoàn thành nhiệm vụ của một đứa trẻ… nên đứa trẻ luôn có tâm lý ỷ lại vào cha mẹ, hoặc người lớn ở trong nhà. Nhiều gia đình than khổ khi con lớp 6 -7 mà bố mẹ vẫn phải tắm rửa, nhắc nhở con học hành, ăn uống. Điều này đa phần lỗi là ở người lớn. Ngay từ nhỏ, hãy giao cho bé một công việc vừa sức của mình, khi bé hoàn thành hãy động viên và khích lệ trẻ.

Trong việc học chẳng hạn nếu cha mẹ cứ liên tục nhắc con học, lâu dần đứa trẻ sẽ thấy việc học là nhiệm vụ của bố mẹ và không muốn học. Nếu không nhắc nhở, đứa trẻ sẽ bị cô giáo phạt, lần sau trẻ sẽ tự rút kinh nghiệm và thấy rằng việc học là nhiệm vụ của mình. TS Vũ Thu Hương cho biết, bố mẹ cần kiên nhẫn hơn, để con tự trải qua những thất bại để từ đó con sẽ rút kinh nghiệm và tự giác hơn trong mọi việc của bản thân. Đối với một đứa trẻ việc hình thành nhân cách của chúng rất quan trọng, việc cho trẻ con phải trải qua các thất bại trong cuộc sống nhiều khi hữu ích hơn rất nhiều so với khi được tung hô.

Theo Suckhoedoisong

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI