5 hoạt động tưởng chừng có hại nhưng lại an toàn cho mẹ bầu

Người xưa thường có câu “có kiêng có lành” áp dụng đối với các mẹ trong thời gian mang thai và sau khi sinh con. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hiên nay, những kiêng cữ được duy trì và truyền miệng nhiều năm qua liệu có còn đúng và hợp lý đối với nhiều mẹ bầu hiện đại ngày nay?

banner ads

Khi biết mình bắt đầu mang thai, chắc hẳn rất nhiều mẹ ngoài những cảm xúc hạnh phúc và mong chờ thì đan xen là sự lo lắng và trăm nghìn câu hỏi khác nhau: Nên ăn gì hay không nên ăn gì thì tốt cho thai nhi? Liệu mẹ bầu có thể tập thể dục không? Làm thế nào để từ bỏ thói quen uống cà phê sáng? Trở thành mẹ bỉm sữa sẽ đồng nghĩa với việc không được làm đẹp, luôn trong trạng thái xuề xoà tất cả vì con yêu?

1. Tắm ngâm bồn

images653712babautam
Mẹ bầu hoàn toàn có thể thư giãn bằng bồn tắm (Ảnh minh hoạ)

Rất nhiều mẹ bầu trong thời gian mang thai nhận được lời khuyên không nên tắm quá lâu vì có thể dẫn tới tình trạng dãn mạch máu, máu sẽ không lưu thông đều tới thai nhi và có hại cho sức khoẻ cả mẹ và con. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học từ phương tây đã chỉ ra rằng không có bằng chứng nào khuyên mẹ bầu phải từ bỏ thói quen thư giãn trong bồn tắm để giảm căng thẳng. Lời khuyên dành cho những mẹ có sở thích tắm ngâm mình đó là không để nước quá nóng có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn tới cao huyết áp, ngoài ra nếu bình thường mẹ dành nhiều thời gian hơn để ngâm bồn thư giãn thì khi mang bầu hãy cố gắng rút ngắn lại chỉ từ 15 tới 20 phút. Đối với mẹ đang ở trong giai đoan tam cá nguyệt đầu tiên thì nên tránh việc tắm ngâm bồn.

2. Rèn luyện sức khoẻ

bai tap cho me bau1
Rèn luyện sức khoẻ giúp mẹ bầu vượt cạn dễ hơn (Ảnh minh hoạ)

Ngay từ lúc mang thai thời kì đầu, mẹ bầu luôn nhận được những lời khuyên về đi nhẹ nói khẽ và cẩn trọng trong quá trình di chuyển, chính vì vậy thói quen tới phòng gym chỉ còn là xa xỉ đối với nhiều mẹ trong thời gian này. Tuy nhiên mẹ bầu nên biết rằng, tập thể dục và rèn luyện thể thao trong thời gian mang bầu vẫn luôn được khuyến khích, để an toàn hơn thì mẹ có thể thuê một hướng dẫn viên để hỗ trợ tập những bài nhẹ nhàng và thích hợp với phụ nữ mang thai. Một số môn còn rất hữu ích cho mẹ bầu tham gia như Yoga và bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng trên máy tập cũng là một phương pháp giúp mẹ khoẻ khoắn hơn mà đồng thời còn tác động tới việc sinh đẻ trong ba tháng cuối nữa nhé!

3. Nhuộm tóc

178358423
Nhuộm tóc đúng cách an toàn với mẹ mang thai (Ảnh minh hoạ)

Nếu đọc trên nhiều diễn đàn làm mẹ hiện nay thì nhuộm tóc hay uốn tóc trong lúc mang thai hầu như được các mẹ truyền miệng nhau không nên làm vì hoá chất trên tóc có thể ngấm qua da đầu rồi gây dị tật ở bé. Theo nghiên cứu từ tổ chức OTIS trên thế giới – nơi thu thập thông tin và nghiên cứu những đe doạ tiềm năng cho con người, không có một báo cáo nào chứng minh rằng nhuộm tóc gây hại tới quá trình mang thai. Thực tế, một lượng hoá chất nhỏ trong thuốc nhuộm không thể gây tác tợi tới cơ thể con người nhưng nếu mẹ vẫn lo lắng thì có thể đợi tới kì tam cá nguyệt thứ hai để bắt đầu làm đẹp (lúc này mẹ cũng đã quen dần với sự xuất hiện của bé nên cũng không còn cảm giác ốm nghén như thời gian đầu). Nếu mẹ muốn nhuộm hay uốn tóc trong thời gian này, hãy nhớ nói với thợ làm tóc cách chân tóc ít nhất từ 1-2cm, không để thuốc nhuộm quá lâu trên đầu và gội sạch đồng thời khử mùi sau khi làm để tránh những tác hại không đáng có.

4. Bế trẻ em

pregnantbreastfeed
Mẹ vẫn có thể yêu thương bé đầu trong khi mang thai bé thứ hai (Ảnh minh hoạ)

Nhiều mẹ bầu thắc mắc làm thế nào để chăm sóc bé lớn trong khi đang mang bầu bé thứ hai, nếu em bé lớn đôi khi làm nũng và cũng đòi hỏi mẹ ôm ấp bế bổng thì liệu có gây ảnh hưởng tới thai nhi đang phát triển bên trong? Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể bế ẵm bé lớn trong quá trình mang thai bởi thai nhi cũng đang được bảo vệ bởi rất nhiều lớp trong bụng mẹ. Một số khuyến cáo dành cho mẹ bầu nếu như mẹ có những hiện tượng mang thai phức tạp như chảy máu hoặc co bóp tử cung sớm thì nên tới gặp bác sĩ và nhận lời tư vấn. Ngoài ra nếu như mẹ cảm thấy không thoải mái khi bế bé trong khi mang thai, mất cân bằng hoặc đau nhói thì nên lắng nghe cơ thể mình trước khi thực hiện. Nếu mẹ bầu không rơi vào những tình trạng trên, hãy an tâm khi chăm sóc bé lớn một cách yêu thương nhất.

5. Sử dụng cà phê

ba bau uong ca phe sua duoc khong con co bi lam sao khong11451819425
Một lượng nhỏ cà phê vẫn được cho phép với mẹ bầu (Ảnh minh hoạ)

Rất nhiều lời khuyên đưa ra dành cho mẹ bầu về việc uống cà phê khi mang thai do cà phê chứa nhiều chất caffeine dẫn tới co thắt tử cung. Tuy nhiên những mẹ nghiện cà phê hoàn toàn có thể vui mừng khi biết rằng báo cáo từ tổ chức ACOG thế giới đã chỉ ra một lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày thì hoàn toàn vô hại. Mẹ nên lưu ý rằng nếu vượt quá liều lượng này thì có thể gây nguy hiểm tới mẹ và thai nhi, vì thế hãy nhớ rằng nếu mẹ bầu thực sự thèm một xíu cà phê trong lúc mang bầu thì một lượng nhỏ vào buổi sáng vẫn được chấp nhận.

Đối với nhiều mẹ đang mang thai, sinh con ra sau 9 tháng 10 ngày an lành và khoẻ mạnh là niềm mong mỏi duy nhất của tất cả các mẹ. Mọi lời khuyên dù truyền miệng hay trên sách báo đều tác động khiến mẹ trăn trở và suy nghĩ trong giai đoạn này, nhưng mẹ bầu hãy nhớ rằng em bé sẽ được sinh ra khoẻ mạnh trong cơ thể của một người mẹ luôn tràn đầy năng lượng và sức sống. Vì vậy, mọi lời khuyên đều có những giới hạn cho phép và mẹ nên tìm hiểu kỹ nguồn thông tin trước khi thực hiện hay áp dụng lên bản thân mình một cách khoa học nhất.

             Ngọc Anh/Tổng Hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI