4 lý do khiến lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng và các bước điều trị

Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có thể do con bị nhiễm nấm hoặc do mẹ vệ sinh lưỡi không sạch sẽ, nếu mẹ xử lý không đúng từng trường hợp có thể khiến tình trạng bệnh của con nặng hơn.

banner ads

1. Vì sao lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng?

tre bi luoi trang
Trẻ sơ sinh bị lưỡi trắng do nhiều nguyên nhân

- Do trẻ bị nấm miệng: những mảng trắng bám trên lưỡi và khoang miệng của trẻ báo hiệu trẻ có nguy cơ bị nấm miệng cao. Tình trạng này thường xảy ra do nấm candida albicans trong khoang miệng trẻ, nấm phát triển bùng nổ do môi trường khoang miệng mất cân bằng. Những mảng bám này sẽ trông như sữa bị đông lại trong miệng, màu trắng đục. Mẹ sẽ rất dễ nhầm với trẻ bị bám lại sữa trên miệng do không được vệ sinh sạch sẽ.

- Do trẻ không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần uống sữa công thức. Với trẻ bú sữa mẹ rất ít trường hợp bị trắng lưỡi do sữa mẹ không đọng lại khoang miệng như sữa ngoài. Khi cho trẻ uống sữa ngoài, người mẹ không thường xuyên vệ sinh lưỡi, khoang miệng cho trẻ nên lâu dần, lưỡi trở nên trắng hơn, các mảng bám dầy và nhiều hơn. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu bé có thể sẽ bị nấm miệng.

- Trẻ bị lây từ mẹ trong ca sinh qua đường âm đạo nếu người mẹ bị viêm âm đạo do nấm candida gây nên. Vì vậy khi mang thai, nếu người mẹ bị viêm nhiễm đường âm đạo cần phải điều trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe thai nhi.

- Trẻ cũng bị lây nấm từ đầu vú mẹ nếu đầu vú bị nhiễm nấm. Để phòng trường hợp trẻ bị nấm miệng, mẹ cần vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước khi cho con bú, tránh để nứt cổ gà vì đây là môi trường vi khuẩn sinh sôi nhanh nhất.

2. Mẹ làm gì khi lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng?

ro luoi cho tre so sinh
Mẹ nên thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ

Khi phát hiện con bị lưỡi trắng mẹ cần kiểm tra xem trẻ bị do đọng cấn sữa hay do trẻ bị nấm. Trong trường hợp trẻ bị nấm, mẹ  ngay lập tức đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Đối với trẻ bị lưỡi trắng do bú sữa ngoài và vệ sinh không sạch sẽ, mẹ cần phải vệ sinh và rơ lưỡi cho trẻ. Cách thực hiện như sau:

- Mẹ chuẩn bị gạc rơ lưỡi và một cốc nước ấm.

- Sau khi trẻ ngủ dậy khoảng 15 phút, mẹ rửa sạch tay, đeo gạc rơ lưỡi và rơ 2 bên vòm họng trước, sau đó thì rơ xung quanh lưỡi. Mẹ lưu ý, tránh rơ quá sâu, quá mạnh vì sẽ làm trẻ nôn ói, sợ hoặc đau lưỡi.

Đối với trẻ bú mẹ, mẹ không cần phải thường xuyên rơ lưỡi vì khi nút vú mẹ, sữa sẽ chảy trực tiếp vào cuống họng nên ít khi bị cấn sữa ở khoang miệng, lưỡi. Tuy nhiên, mẹ cũng nên vệ sinh lưỡi cho trẻ 1 lần/tuần để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI