4 bài rặn thở giúp mẹ bầu đẻ nhanh hơn

Việc hiểu biết về cách thở và rặn đúng cách sẽ giúp cho chị em chuyển dạ diễn ra nhanh chóng hơn, mẹ bầu tốn ít sức và giảm đau đơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách để thở và rặn cho khoa học.

banner ads

Dưới đây, yeutre.vn xin giới thiệu cùng chị em 4 bài hướng dẫn tập thở và rặn hiệu quả, cùng tham khảo nhé!

Bài tập 1: Thở ngực chậm

Khi sinh mẹ bầu cần thở ngực chậm khi cổ tử cung giãn ra từ 3-6cm. Lúc này, các cơn co thắt của mẹ bầu xuất hiện và kéo dài với tần suất thưa, khoảng 5 phút/lần, nhưng kéo dài từ 20-25 giây.

Hít sâu không khí vào đường mũi và thử nhẹ ra bằng đường miệng

Động tác hít thở lúc này lấy không khí qua đường mũi và hít sâu hết mức có thể. Khi thở ra mẹ bầu nên thở bằng đường miệng và co cơ bụng để đẩy hết khí ở trong phổi ra ngoài. Động tác thở này thực hiện thật chậm rãi và đều đặn, mỗi phút chỉ nên làm khoảng 11 lần hít vào thở ra.

Bài tập 2: Thở ngực nông

Khi cổ tử cung đã mở ra rộng hơn (6-8cm) và các cơn đau của mẹ diễn ra dồn dập hơn (3 phút/lần) và thời gian các cơn co thắt cũng kéo dài từ 40-60 giây thì thở ngực nông là cần thiết.

Đầu tiên mẹ cũng hít bằng mũi và thở ra bằng miệng các hơi thở sâu. Sau đó các bước thở ra bằng miệng ngắn dần. Khi cơn đau tăng lên nhịp độ hít vào thở ra cũng tăng dần. Hơi thở trở nên nhanh và gấp nhưng đều đặn khi cơn đau lên cao nhất.

Khi các cơn co thắt tử cung qua đi, mẹ lấy lại nhịp thở bình thường, ngắn và chậm. Cuối cùng khi đã chuyển dạ mẹ bầu cần hít thở các hơi sâu để lấy lại cân bằng cho cơ thể.

Bài tập này có thể khiến các mẹ cảm thấy mệt và chóng mặt nhưng đây là phản ứng bình thường, không có gì đáng ngại.

Bài tập 3: Thở ngắn, nông và nhanh

Khi các cơn đau xuất hiện, mẹ bầu nên thở ngắn 3 lần và thở dài 1 lần

Lúc thai nhi đã ra đến bàng quan và tác động gây nên cảm giác muốn rặn cho mẹ và cổ tử cung giãn mở từ 8 đến 10 cm thì mẹ nên thở ngắn, nông và nhanh.

Các cơn đau đến đến dập chỉ cách nhau chừng 2 đến 3 phút, thường kéo dài chừng 55 giây. Lúc này mẹ cần phải thực sự bình tĩnh không nên vội vã rặn non. Điều này có thể gây ra phù nề tử cung và những khó khăn khác cho việc rặn đẻ sắp tới.

Khi các dấu hiệu trên xuất hiện, mẹ bầu hãy thở bằng các hơi thở ngắn 3 lần, thở mạnh hơn khi đến hơi thở thứ 4. Lặp lại kiểu thở thứ 4 bốn lần và chuyển sang hít sâu thở chậm ở lần thứ 5 để cân bằng không khí ở trong cơ thể giống như bài tập số 2 ở trên.

Bài tập 4: Thở khi rặn đẻ

Đây là bài tập mẹ sẽ áp dụng khi được yêu cầu rặn đẻ từ các y bác sĩ đỡ đẻ. Đầu tiên mẹ hít một hơi thật sâu, giữ lại hơi thở trong khoang miệng, sau 7 giây thì chuyển khối khí này xuống thật sâu ở vùng bụng.

Khi mẹ bầu rặn đẻ phải dồn không khí xuống phía dưới để tạo áp lực đẩy thai nhi ra ngoài, vì vậy mẹ cần phải tỳ cằm xuống ngực để lực được mạnh hơn. Việc gào thét trong khi sinh chỉ làm mẹ bầu mất sức, vì vậy nên hạn chế.

4 bài tập thở trên sẽ hỗ trợ đắc lực cho mẹ bầu khi lâm bồn, vì vậy các mẹ hãy nắm vững để chuẩn bị thật tốt cho ngày sinh nhé.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI