1. Quả dứa
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Những tháng sau chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
2. Đu đủ xanh
Trong đu đủ xanh có chứa papain, prostaglandin và oxytocin. Trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài. Vì vậy bà bầu nên tránh ăn đu đủ xanh trong quá trình mang thai, tuy nhiên, đu đủ chín lại rất tốt cho thai phụ vì giàu dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, Kali…
3. Nhãn
Thân nhiệt của người phụ nữ tăng cao trong thời gian mang thai và thường có triệu chứng táo bón, mà nhãn lại có tính nóng, ăn nhiều sẽ bị động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh ăn nhãn.
4. Khoai tây mọc mầm
Tất cả mọi người đều không nên ăn, đặc biệt là thai phụ vì nó rất độc và gây hại nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt chất solanin có trong khoai tây mọc mầm xanh gây sẩy thai. Vì vậy, mẹ bầu nên tuyệt đối tránh xa thực phẩm này.
5. Táo mèo
Táo mèo có tác dụng kích thích tử cung khiến tử cung co bóp và thu nhỏ lại, điều này dễ khiến cho các mẹ bầu bị sảy thai và sinh non.
6. Quả đào
Đào là loại quả ngọt nhưng lại có tính nóng nên mẹ bầu ăn nhiều có thể bị chảy máu dẫn đến sảy thai. Vì vậy nên tránh ăn đào trong thời gian mang thai.
7. Cà phê
Hàm lượng caffein có trong cà phê sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, làm rối loạn quá trình phát triển tự nhiên của thai nhi và gây sảy thai. Nên tránh tuyệt đối tất cả sản phẩm có chứa caffeine.
8. Rau sam
Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, rau sam gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, gây sảy thai. Vì vậy, bà bầu nên tránh ăn rau sam trong thời gian mang thai.
9. Ngải cứu
Ngải cứu vị đắng, cay, tính hơi ấm nên có tác dụng tốt cho tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng. Tuy nhiên, dùng ngải cứu trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến ra máu nhiều, co bóp tử cung và sảy thai.
10. Rau ngót
Rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai
11. Rau chùm ngây
Rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy, phụ nữ có thai không nên ăn rau chùm ngây.
12. Rau răm
Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
13. Rau má
Rau má chữa cao huyết áp, có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu và có thể điều trị ngộ độc. Tuy nhiên, rau má có thể gây sảy thai, chướng bụng và làm lạnh bụng. Vì vậy, bà bầu nên tránh ăn rau má trong thời gian mang thai.
14. Mướp đắng
Vị đắng của quả gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá thai nhiều lần. Mướp đắng có chứa Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. Ngoài ra, mướp đắng cũng gây ra tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Do đó, nên tránh ăn quá nhiều mướp đắng.
15. Nha đam
Lô hội có tính hàn, phụ nữ mang bầu không nên ăn, uống nước từ lô hội bởi có thể khiến xuất huyết vùng chậu, thậm chí gây sảy thai.
16. Cua
Ăn cua dễ làm cho tử cung thu co, gây chảy máu âm đạo, thậm chí gây ra sảy thai ở mẹ bầu. Ngoài ra cua có hàm lượng cholestrerol rất cao, không tốt cho mẹ bầu bị cao huyết áp, tiền sản giật.
17. Ba ba
Ba ba có tác dụng bổ thận, nhưng ba ba lại có vị tanh, tính hàn, có tác dụng tán u, thông huyết mạch và làm sảy thai, đặc biệt khả năng gây sảy thai của chân ba ba mạnh hơn nhiều so với thịt ba ba
18. Gan động vật
Đây là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesterone và vitamin A. Quá dư thừa vitamin A gây hại cho thai nhi, thậm chí dẫn đến sảy thai.
19. Sữa chưa tiệt trùng
Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa loại vi khuẩn có tên Listeria, gây nguy hiểm cho thai nhi và dẫn đến sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu nên chắc chắn rằng uống sữa đã tiệt trùng.
20. Hạt ý dĩ (bo bo)
Hạt ý dĩ có nhiều axit amin rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên, ý dĩ có thể gây kích thích cơ tử cung nhẹ nhàng và tạo các co tử cung. Nếu ăn nhiều hạt ý dĩ trong quá trình mang thai rất có thể sẽ có nguy cơ gây ra sảy thai.
21. Lúa mạch
Lúa mạch là ngũ cốc dinh dưỡng, tuy nhiên nó có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, dễ thúc đẩy cơn co tử cung và do đó có khả năng gây sảy thai cho mẹ bầu.
22. Thịt tái hoặc nấu chưa chín
Ký sinh trùng toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín, và có thể gây các biến chứng như sẩy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt. Vì vậy, mẹ bầu nên chế biến món ăn thật kỹ.
23. Thịt, pate, hải sản chế biến sẵn
Xúc xích, pate, thực phẩm nhồi thịt… gây hại cho thai nhi nếu chế biến không đúng cách, trong trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai.
24. Cá đóng hộp
Không nên ăn cá đóng hộp vì nó có chứa chất bảo quản và nhiều muối, hóa chất có thể làm tăng huyết áp của người phụ nữ mang thai. Và điều này cũng có thể dẫn đến khả năng giữ nước với các bà bầu. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai, nên tránh ăn cá đóng hộp.
25. Nước ép trái cây đóng hộp
Coli được tìm thấy trong nước trái cây. Vì vậy hãy phòng ngừa bằng cách không uống chúng để ngăn ngừa sẩy thai. Khi mang bầu, tốt nhất là bạn tự làm nước ép trái cây để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
26. Trứng tái, sống
Trứng sống hoặc chưa được nấu chín có thể nhiễm salmonella khiến mẹ bầu và thai nhi gặp rắc rối. Salmonella có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tử vong ở thai nhi.
27. Phomat
Trong thành phần các loại phomat này có chứa một số loại vi khuẩn có thể gây sảy thai ở bà bầu: phomat camembe, phomat rocopho, phomat feta, phomat gorgonzola và các loại phomat có nguồn gốc từ Mehico. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh ăn các loại này và chỉ nên ăn phomat chế biến từ sữa tươi tiệt trùng.
Trên đây là 27 thực phẩm thai phụ cần tránh trong quá trình mang thai. Có những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Vì vậy, để đảm bảo quá trình mang thai được diễn ra thuận lợi, thai phụ nên tìm hiểu kỹ để thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm.
Giáng Ngọc (tổng hợp)