Để tiết kiệm thời gian tìm kiếm, mẹ hãy dùng sơn hoặc màu vẽ đánh dấu lên phần tem áo của mỗi bé.
Quần áo bé trai và bé gái có thể phân biệt dễ dàng. Nhưng các bé trai thì không nhất là khi chúng ngang ngang tuổi nhau. Để tiết kiệm thời gian tìm kiếm, mẹ hãy dùng sơn hoặc màu vẽ đánh dấu lên phần tem áo của mỗi bé. Như thế, mỗi lần cần mặc, bạn chỉ cần nhìn sơ qua là biết ngay đồ của bé nào. Việc này cũng đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích trong việc giặt giũ và xếp quần áo.
2. Tạo cho bé một hồ bơi bằng đệm hơi
Bạn có thể mua riêng cho bé một bể bơi như thế này.
Bạn không thể ngăn bọn trẻ chảy nhạy và vui chơi, đặc biệt là ở những khu vực có nước. Thay vào đó, bạn có thể mua riêng cho chúng một bể bơi. Tất nhiên đó sẽ là một bể bơi nhỏ, tiện lợi và nhất là có thể đảm bảo an toàn ngay cả khi bạn có việc phải đi trong chốc lát. Bạn có thể đặt loại hồ này ở bất cứ nơi nào trong nhà hoặc ngoài sân tùy vào điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền cho bể và tính an toàn cao nhất cho bé, bạn nên đặt bể trên mặt sân cỏ để phòng khi trẻ có va đập dưới nền đáy cũng không gây đau đớn.
3. Lúc nào ra ngoài cũng có thêm một giỏ đồ dành riêng cho bé
Hãy chắc chắn bạn đã sẵn sàng tất cả “đồ nghề” để xử lý gọn gàng tất cả khi chúng bừa cả ra.
Các bé nhỏ chưa thể tự chăm sóc bản thân cả trong việc tiêu tiểu và ăn uống. Vì thế, bạn phải tính đến những lúc trẻ làm giây bẩn lên tất cả quần áo, giày dép, mũ nón và tã lót. Hãy chắc chắn bạn đã sẵn sàng tất cả “đồ nghề” để xử lý gọn gàng tất cả khi chúng bừa cả ra. Tất nhiên, bạn cũng đừng quên mang theo những chiếc túi xếp khác để chứa số đồ dơ này.
4. Mua cho bé những bộ đồ chuyên biệt dành cho tuổi tập bò
Mua cho các bé những bộ đồ chuyên biệt như thế này chẳng hạn.
Thật không thể tưởng tượng được là bé lại có thể quét sạch bụi bẩn và vết dơ trên nền nhà đến vậy. Nhưng có gì khó hiểu khi chúng đang ở giai đoạn tập bò? Thực tế, bạn có thể xoay chuyển tình hình nếu mua cho các bé những bộ đồ chuyên biệt như thế này chẳng hạn. Trông bé rất ngầu mà mẹ cũng đỡ công giặt giũ rồi!
5. Trang trí lại bình nước rửa tay để khuyến khích bé chăm rửa tay hơn
Bạn đã mặc cho những chiếc bình rửa tay một hình hài xấu xí đáng sợ khi cắt dán những hình ảnh gớm ghiếc từ những con vi khuẩn.
Có thể tạm gọi những bình nước rửa tay là “anh chàng đặc biệt”. Vì sao ư? Vì bạn đã mặc cho nó một hình hài xấu xí đáng sợ khi cắt dán những hình ảnh gớm ghiếc từ những con vi khuẩn. Khi bạn đã giải thích cho chúng hiểu khả năng tấn công của những vi khuẩn này đến cơ thể, bé sẽ biết mình phải làm gì với bình nước rửa tay kia.
6. Tự chế cầu trượt bằng thùng carton
Cảm giác được thả mình rơi tự do từ cầu tuột là điều mà đứa trẻ nào cũng muốn được trải nghiệm và lặp lại. Sẽ càng tuyệt hơn nếu cầu trượt đó lại xuất hiện ngay chính nơi mà bé vẫn thường xuyên đi lại. Bạn hãy trải một tấm bìa carton phủ đều trên cầu thang tầng một và để chúng vui đùa. Đây sẽ là ý hay để bạn có thể hoàn tất nốt công việc đang dang dở. Tuy nhiên, nếu cầu thang nhà bạn quá cao và dốc thì không nên thử trò này đâu nhé!
7. Dán hình xăm hoặc đeo lắc tay có số điện thoại bố hoặc mẹ lên tay trẻ
Đeo lắc tay có in số điện thoại của bố hoặc mẹ lên tay trẻ phòng trường hợp trẻ bị lạc.
Nếu bé phải ra ngoài chơi mà không có bạn đi cùng. Hẳn bạn sẽ rất lo lắng. Để phòng trường hợp trẻ bị lạc, dán hình xăm hoặc đeo lắc tay có in số điện thoại của bố hoặc mẹ lên tay trẻ sẽ là một ý tưởng không tồi phải không?
8. Làm võng cho con nằm
Cách hay để mắc võng cho trẻ.
Không cần khung, không cần cố định hai đầu, bạn vẫn có thể tạo thành một chiếc võng đong đưa lý tưởng cho con. Bạn chỉ việc chuẩn bị sẵn một tấm vải to được làm từ chất liệu mềm và cột thòng lọng chúng qua một cái bàn lớn, đủ vững. Vậy là phần thòng lòng dưới mặt bàn sẽ là nơi cho con say giấc ngủ.
9. Nhúng rau vào những viên kẹo nhỏ
Rau củ nhúng kẹo sẽ giúp bé chịu khó ăn rau hơn.
Thật tuyệt nếu từ chuyện lười ăn rau bé lại đổi ý và cảm thấy hứng thú với rau củ nhiều hơn chỉ bằng những viên kẹo nhỏ nhiều màu sắc phải không?
10. Dùng làn nhựa to để bé nghịch đồ chơi trong bồn tắm
Khi những đồ chơi của trẻ nhỏ trôi khắp nơi trong bồn, trẻ có thể vói theo và trượt ngã vào những góc cạnh nguy hiểm của bồn tắm. Vì thế, nếu để trẻ nhỏ chơi đồ chơi trong bồn tắm hãy dùng một cái làn nhựa to để gom tất cả lại. Việc này cũng sẽ tiết kiệm thời gian gom đồ chơi sau khi mọi thứ kết thúc.
11. Dán miếng đệm quanh mép cạnh cửa ra vào
Bạn đừng nên bỏ qua ý tưởng gắn thêm miếng đệm ở cạnh cửa như thế này.
Bé nhà bạn có hay bị kẹp tay vào cánh cửa? Nếu có, bạn đừng nên bỏ qua ý tưởng gắn thêm miếng đệm ở cạnh cửa như thế này. Đảm bảo bé nhà bạn sẽ không bao giờ phải khóc thét lên khi bị kẹp tay vào cửa và bạn cũng yên tâm hơn khi để con chơi gần khu vực cửa ra vào.
12. Hướng vòi nước vừa tầm tay của bé
Bé sẽ lớn rất nhanh và chẳng mấy chốc sẽ với đến vòi nước. Vì thế, không cần thiết phải lắp đặt riêng cho trẻ một bồn rửa. Bạn có thể đặt sẵn một chiếc ghế gỗ có lót chân bằng miếng cao su trong nhà tắm để bé có thể với tới công tắc và làm một cái máng từ chai xà phòng bỏ đi. Như vậy, bé có thể rửa tay thoải mái mà không phải với người nguy hiểm.
13. Để trẻ làm việc nhà như chơi một trò chơi
Trẻ nhỏ xem cuộc sống đều là trò chơi đối với chúng. Vì thế, sẽ nhàn cho mẹ nhiều hơn, nếu tận dụng sở thích này để dạy bé làm các công việc nhà. Hãy nhờ bé quét nhà và sau đó cả hai mẹ con sẽ cùng chơi trò chơi. Bạn sẽ thấy mọi chuyện khác trước rất nhiều!
14. Treo sẵn móc đồ cho bé
Móc đồ treo tường giúp cửa nhà gọn gàng hơn.
Bạn không thể hướng con đến một nếp sống ngăn nắp, gọn gàng nếu như mọi thứ trong nhà cứ bừa bộn cả ra. Hãy treo sẵn những chiếc móc đồ vừa tầm với của bé và để bé tập thói quen đặt để đồ dùng đúng nơi quy định.
15. Bọc cao su ở đầu các mép nhọn hoặc sắc cạnh
Bạn có thể bảo vệ trẻ bằng cách dán những miếng cao su bo góc nhọn hoặc dọc cạnh sắc.
Bé rất thích trò tung hứng người trên những chiếc đệm êm ái. Và cũng từ đây, những tai nạn bất ngờ xảy đến từ những góc nhọn của giường ngủ hoặc các cạnh sắc của những vật dụng nội thất khi trẻ bật ra ngoài đệm. Bạn có thể bảo vệ trẻ bằng cách dán những miếng cao su bo góc nhọn hoặc dọc cạnh sắc để đảm bảo bé sẽ luôn an toàn với những trò mạo hiểm của chính mình.
16. Dán khóa tủ lạnh
Nếu không muốn phải suốt ngày dọn dẹp mớ thức ăn trẻ lôi ra từ tủ lạnh, bạn hãy dùng một miếng dán chuyên biệt để khóa tủ lại.
Tủ lạnh và nhà tắm là hai điểm trẻ thường xuyên lui tới nhất. Nếu không muốn phải suốt ngày dọn dẹp mớ thức ăn trẻ lôi ra hoặc phải tốn quá nhiểu chi phí để sửa tủ lạnh, bạn hãy dùng một miếng dán chuyên biệt để khóa tủ lại. Đảm bảo trẻ sẽ không thể mở ra chúng ra bất cứ lúc nào chúng muốn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)