14 thói quen nấu nướng sai lầm các bà nội trợ hay mắc phải

Bạn vẫn nấu nướng theo thói quen thường ngày. Cho đến một ngày, ai đó chỉ cho bạn thấy, những thói quen ấy có thể gây hại cho sức khỏe của những người thân yêu. Vậy, những sai lầm đó là gì?

banner ads

1. Chiên lạp xưởng

8721-sai-lam-trong-che-bien-thuc-an-6.jpg

Ăn lạp xưởng chiên dễ bị ung thư.

Những thức ăn nguội như thịt muối, jambon hay lạp xưởng đều có chứa thành phần muối nitorat ammoni. Chất này khi tiếp xúc với dầu mỡ ở nhiệt độ cao sẽ tạo nên một chất sinh ra các căn bệnh ung thư.

2. Cho giấm khi xào rau

Nhiều người thích cho một ít giấm ăn vào món xào để tạo hương vị lạ miệng. Tuy nhiên, trong giấm lại chứa axit. Nó sẽ nhanh chóng tác động và làm các chất diệp lục trong rau xanh chuyển sang màu vàng. Món ăn lúc này chẳng những không còn ngon mà còn không đảm bảo dinh dưỡng.

3.Để lửa lớn khi rán mỡ

Nhiệt độ cao có thể làm mỡ heo tiết ra mùi hôi khó chịu và đồng thời làm cho miếng mỡ ráng trở thành thủ phạm gây hại cho hệ tiêu hóa và các bộ phận nó đi qua như khí quản, thực quản. Do đó, khi rán mỡ chỉ nên cho lửa vừa.

4. Để chảo quá nóng trước lúc xào rau

Với món rau xào, nếu bạn để chảo quá nóng đến mức khói bốc nghi ngút thì sẽ khiến người dùng nó bị viêm, đau dạ dày hoặc ợ chua nhiều.

5. Nêm muối sớm khi xào rau

8719-sai-lam-trong-che-bien-thuc-an-4.jpg

Không nên cho muối vào sớm khi xào rau.

Muối sẽ làm tăng nhiệt độ của chảo và làm rau tiết nước nhiều. Như vậy, rau sẽ nhanh chóng ngả úa trong quá trình chế biến và làm món ăn khi hoàn thành mất ngon, đồng thời dinh dưỡng cũng sẽ giảm.

6. Đun dầu oliu đến lúc bốc khói

Cấu trúc phân tử của dầu oliu sẽ bị phá vỡ nếu đun cho đến nóng. Và thay vì mang lại lợi ích cho sức khỏe, nó sẽ trở thành chất gây hại. Do đó, nên dùng dầu oliu dạng “sống” với các món salad trộn, hoặc thêm vào món soup đã chín, tưới lên đồ ăn vừa nấu xong để đảm bảo dinh dưỡng.

7. Xào tỏi ngay sau khi lột vỏ hoặc đập dập

Cần đến 10 phút “nghỉ ngơi” để enzyme allicin trong tỏi tiết ra nhằm giúp bạn tránh được các nguy cơ về bệnh tim mạch. Vì thế, hãy để tỏi có thời gian nghỉ trước khi muốn dùng nó để chế biến thức ăn.

8. Chiên thực phẩm quá kỹ

Khi dầu ăn bị đun nóng, thành phần hóa học sẽ thay đổi. Các a xít béo quan trọng sẽ bị oxy hóa, các chất chống oxy hóa bị hủy hoại và hình thành nên các gốc tự do có hại, các a xít béo chuỗi trans, nguyên nhân làm tăng các bệnh mạch vành. Đồng thời, nó cũng biến protein có trong các nguyên liệu chuyển thành acrolein, một chất gây nên các bệnh ung thư.

Ngoài ra, việc chiên rán còn khiến thức ăn thấm hút dầu và tạo nên hiện tượng dư thừa năng lượng, chất béo làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

9. Luộc và chiên bông cải xanh

8718-sai-lam-trong-che-bien-thuc-an-2.jpg

Bông cải xanh hấp sẽ giữ được dinh dưỡng cần thiết để chống ung thư.

Nếu muốn giữ và làm tăng dưỡng chất giúp chống ung thư trong bông cải xanh, nên dùng phương pháp hấp. Luộc và chiên sẽ khiến nguồn dinh dưỡng quý giá này bị thất thoát đáng kể. Mặt khác, bạn có thể nấu canh với bông cải xanh nhưng đừng nấu vị nhạt thông thường mà hãy cho thêm những gia vị cay như ớt để làm phát huy hơn nữa tác dụng của các dưỡng chất mà nó mang lại.

10. Luộc trứng quá lâu

Khi trứng được luộc quá chín, sôi lâu, bạn sẽ thấy một màu tro xanh phủ áo quanh trứng. Lúc này, dinh dưỡng trong quả trứng đã giảm và thay vào đó là một chất làm cản trở khả năng hấp thu dưỡng chất.

11. Nấu nhừ cà rốt

Đối với cà rốt, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn sống để đảm bảo dinh dưỡng được hấp thu tốt nhất có thể. Vì thế, cách nghĩ cà rốt khó chín cần cho vào trước các nguyên liệu khác và hầm đến khi nhừ hẳn của nhiều người là hoàn toàn sai lầm. Cách này làm các dưỡng chất có trong cà rốt dễ dàng hòa tan và bốc hơi hoàn toàn.

12. "Nói không" với mù tạt vàng

8717-sai-lam-trong-che-bien-thuc-an-1.jpg

Mù tạt mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ.

Mù tạt được dùng nhiều trong các món hải sản tươi sống. Loại thông dụng nhất được dùng nhiều là mù tạt xanh. Tuy nhiên, mù tạt vàng lại có thể trở thành một cứu tinh cho sức khỏe vì nó tăng khả năng kháng viêm và chống ung thư cho cơ thể. Vì thế, đừng nghĩ mù tạt vàng giá thành thấp hơn thì chất lượng kém hơn. Trong mù tạt vàng có chứa một hợp chất với tên gọi là curcumin, có tác dụng tương tự với hoạt chất có trong củ nghệ tươi để làm nên màu vàng cho mù tạt và mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ.

13. Dùng dụng cụ bằng nhôm để đánh trứng

Khi tiếp xúc với nhôm, lòng trắng trứng sẽ chuyển thành màu trắng tro và lòng đỏ sẽ chuyển sang màu xanh. Chính vì vậy, tốt nhất, bạn nên đánh trứng bằng một đôi đũa gỗ và trong một cái bát sứ.

14. Ướp nước sốt pha sẵn vào nguyên liệu

Các loại gia vị pha sẵn đóng gói được dùng nhiều trong thói quen nấu nướng ngày nay chẳng những làm mất đi hương vị đậm đà của món ăn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.

Nhiều loại còn pha quá nhiều đường, muối, chất làm sánh, chất tạo màu, chất bảo quản và hương liệu nhân tạo rất có hại cho sức khỏe nếu dùng lâu dài. Vì thế, hãy dành chút thời gian để chuẩn bị những gia vị như tỏi, hành, sả, vỏ chanh, gừng… để mang lại cho mình một món ăn ngon, đủ tiêu chuẩn an toàn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI