14 bí quyết sau sẽ giúp bạn uốn nắn con thành những người biết cư xử khôn khéo:
1. Dùng lời nói dịu dàng để thuyết phục
Thay vì dùng lời quát mắng hãy dùng thái độ dịu dàng để thuyết phục con.
Bạn có nghĩ rằng việc bạn to tiếng với con hàng ngày dần dà sẽ trở thành một sự chai sạn trong nhận thức của trẻ không? Trẻ sẽ mặc nhiên chấp nhận đó là một điều quá đỗi bình thường vì nó vẫn luôn là thế. Và đây có lẽ sẽ là phiên bản “chuyện con cừu” mà bạn phải nhận lấy cho chính mình. Trẻ sẽ còn phản ứng khi bạn thực sự muốn đưa ra một thông điệp, một lời khuyên răn hay một dấu hiệu tình yêu thương. Do đó, thay vì dùng lời quát mắng hãy dùng thái độ dịu dàng để thuyết phục con.
2. Thể hiện thái độ tích cực
Thay vì cứ bảo con không được làm cái này, không được đụng đến cái kia, bạn hãy nói rõ cho biết những ai và những gì sẽ chịu thiệt hại vì những hành động của bé. Có như vậy bé mới thực sự biết mình nên làm gì để thay đổi tình hình.
3. Cho con quyền lựa chọn
Nếu bạn đã đưa ra cho con một quyền lựa chọn giữa “có” và “không”, bạn hãy chắc chắn con được phép lựa chọn một trong hai mà không phải là kiểu ép buộc trả lời “có” chẳng hạn như “Con có dọn dẹp mớ đồ chơi bày ra kia không hả?”. Cho trẻ quyền được lựa chọn cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ và đó là điều khiến trẻ có thể tuân theo mọi điều bạn chỉ dạy.
4. Làm gương tốt cho con
Đừng để trẻ có cơ sở cắt cớ khi chúng làm sai chỉ vì đã nắm thót những hành động kém thuyết phục từ bạn. Nếu bạn nói “Con không nên vứt rác bữa bãi thế kia!” và nhận được câu trả lời một cách vô tư rằng “Con chỉ làm giống bố thôi mà!” thì lúc này bạn sẽ cảm thấy thế nào nhỉ?
5. Dùng ngôi thứ nhất để chuyển thông điệp
Hãy thật thẳng thắn và nghiêm khắc với những hành động sai của bé bằng cách dùng ngôi thứ nhất để nói chuyện với bé. Bạn có thể khẳng định rằng “Mẹ đã nhìn thấy con giành đồ chơi của bạn” như một cách răn đe những lời bao biện từ trẻ. Sau đó, bạn có thể cho chọn một sự lựa chọn “Bây giờ con muốn trả đồ chơi cho bạn hay muốn mẹ sẽ phạt?”. Trong tình huống này hẳn trẻ sẽ biết mình lựa chọn thế nào sẽ có lợi phải không?
6. Cố gắng khen ngợi nhiều hơn
Đừng nên kiệm lời khen nhất là khi đó là con bạn.
Lời khen ngợi không tốn phí và cũng không mất quá nhiều thời gian của bạn. Do đó, đừng nên kiệm lời khen nhất là khi đó là con bạn. Tuy nhiên, khen ngợi cần đúng việc và đúng mực. Đừng để trẻ thấy mình luôn là người hành động hoàn hảo. Ngược lại tránh để trẻ cảm thấy tự ti với bản thân vì không làm gì ra hồn để được bố mẹ khen ngợi.
Thậm chí những lúc trẻ thực hiện quá mức mong đợi của bạn, bạn vẫn có thể thưởng “nóng” cho bé bằng những cái hôn, cái vỗ về, vuốt tóc…Nếu trẻ thực sự xứng đáng, bạn hãy thưởng cho bé những phần thưởng khác phù hợp với nguyện vọng hiện tại của bé như một cách khích lệ kịp thời.
7. Nêu rõ quy tắc và những điều bạn mong đợi ngay từ đầu
Trẻ vẫn chưa hiểu chuyện. Bé có thể không phân biệt được đúng sai từ cách xưng hô đến những hành động, thái độ cư xử. Do vậy, ngay từ đầu khi bạn muốn con trở thành đứa trẻ như thế nào, bạn phải có những quy tắc rõ ràng với trẻ. Chẳng hạn, bạn muốn bé là đứa trẻ lễ phép, biết kính trên nhường dưới, bạn phải dạy trẻ quy tắc chào hỏi, xưng hô sao cho phù hợp. Bất cứ khi nào thấy trẻ có dấu hiệu sai lệch với điều bạn đang cố uốn nắn, hãy dạy trẻ ngay để trẻ có thể sửa đổi mà không biến nó thành thói quen trong hành vi cư xử của mình.
8. Thường xuyên khuyến khích con
Trẻ nhỏ sẽ không thể tự tin vượt trội nếu thiếu đi động lực là những lời động viên của bố mẹ. Vì thế, đừng bao giờ quên hưởng ứng những lời gợi mở của trẻ về một dự định sắp đến.
9. Rèn con từ thuở còn thơ
Đừng bao giờ nghĩ rằng, con còn quá nhỏ để có thể hiểu những gì bố mẹ dạy bảo. Theo các chuyên gia, ngay từ trước khi trẻ lên 5, các bé đã bắt đầu xây những viên gạch nền tảng của nhân cách. Chính vì thế, nếu bạn muốn con có nền tảng vững chắc, hãy giáo dục sớm ngay khi có thể.
10. Cứng cỏi và kiên quyết
Nếu bé cứ một mực hành động theo cách sai trái, bạn hãy ngồi nói chuyện thẳng thắn với bé.
Trẻ con ngày nay đôi lúc ma ranh hơn bạn nghĩ. Một khi bạn đầu hàng với trẻ một lần, bé sẽ lấy đó làm đà bước tiếp. Đến lúc nào đó bé cũng sẽ thử thách sự cứng cỏi của bạn trước chốn đông người. Vì thế, khi bạn đã quyết định hành động thế nào hãy làm đến cùng để trẻ không bao giờ có cơ hội được lấn át bạn. Nếu bé cứ một mực hành động theo cách đó, bạn hãy ngồi nói chuyện thẳng thắn với bé.
11. Tạo điều kiện cho bé khôn lớn
Không phải lúc nào bạn cũng là người đưa ra ý kiến. Hãy cho trẻ được đôi lần làm điều đó. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều hơn trong cách nghĩ và làm của trẻ. Tất nhiên, sai lầm là điều không tránh khỏi, nhưng nếu nó giúp bé lớn hơn thì đó chẳng phải là một cái giá quá hời sao?
12. Không thương lượng với trẻ khi bạn đang nóng giận
Nuôi con không tránh khỏi những lúc bạn nổi cáu thật sự. Đừng để sự tức giận kiểm soát và khiến bạn có những hành động mà sau này sẽ ân hận. Hãy tạm rời xa hiện tượng khiến bạn nổi cáu và tránh thương lượng với trẻ trong lúc này. Một lúc thư giãn và hít thở sâu sẽ giúp bạn đủ bình tĩnh để đối mặt với vấn đề và nói chuyện với bé.
13. Tạo môi trường lành mạnh ngay tại nhà
Môi trường lành mạnh trong gia đình chính là một bầu khí chan hòa yêu thương, không có những sự so sánh khiến bé rơi vào áp lực.
Môi trường lành mạnh ở đây chính là một bầu khí chan hòa yêu thương trong gia đình. Nơi không có những sự so sánh khiến bé rơi vào áp lực, nơi không có những tiếng cãi vã của bố mẹ, nơi bé được tôn trọng và thỏa sức thể hiện sự sáng tạo của mình.
14. Yêu con vô điều điện
Sau cùng, mọi sự uốn nắn, dạy dỗ nếu không xuất phát từ tình yêu thương vô điều kiện của bố mẹ đều trở thành một trường học thép khô cứng và khiến trẻ chai sạn cảm xúc. Trẻ cần được biết chúng đang được sống trong tình yêu thương và cần thiết bạn phải nói lời yêu thương với bé những lúc cần.
Yeutre.vn (Tổng hợp)