11 nguyên tắc tránh tai nạn nhà bếp mẹ cần ghi nhớ

Căn bếp là nơi giữ lửa cho cả nhà. Và đó cũng là nơi tiểm ẩn tai nạn nhiều hơn cả. Còn gì tốt hơn nếu chúng ta đều biết cách phòng tránh trước các nguy cơ không an toàn. Hãy cũng Yeutre.vn ghi nhớ các nguyên tắc an toàn nhà bếp nào.

banner ads

1. Không nên để xõa tóc và mặc quần áo rộng thùng thình khi đứng bếp

Nhà bếp luôn có lửa. Do đó, những gì dễ bắt lửa cần phải được hạn chế tối đa để đảm bảo an toàn cho cả nhà. Những bộ quần áo rộng thùng thình, luộm thuộm hay một mái tóc xõa hoàn toàn không phù hợp cho việc bếp núc.

4771-11.jpg

Không nên mặc những bộ quần áo rộng thùng thình khi nấu bếp

2. Không để dao nhọn vào bồn rửa chung với những vật dụng nhà bếp khác

Những con dao nhọn có thể làm bạn đứt tay, chảy máu, nặng hơn có thể dẫn đến tình trang mất máu. Để phòng tránh tai nạn do vật dụng sắt, nhọn gây ra, tốt nhất không nên để lẫn chúng cùng với vật dụng nhà bếp khác trong bồn rửa.

Khi đưa dao cho người phụ bếp, hãy đưa cán dao thay vì lưỡi dao. Ngoài phép lịch sự ra, đó còn là nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người khác.

3. Không để phần tay cầm của chảo, xoong xoay ra phía ngoài

Bạn có thể sơ ý va quẹt phải tay cầm của xoong, chảo gây đổ vỡ thức ăn đang nấu và làm mình bỏng nặng. Vì thế, an toàn cho bạn lúc này là nên xoay chúng vào phần trong tường của bếp.

4. Không bắt nguồn điện gần bồn rửa

Bồn rửa trong bếp được sử dụng thường xuyên vì thế rất ẩm ướt. Nếu bắt điện gần bồn rửa có thể tiềm ẩn nguy cơ gây chập và nhiễm điện, nguyên nhân hàng đầu của cháy nổ.

5. Không xịt thuốc diệt mũi, diệt côn trùng gần bếp gas

Đã có những tai nạn đáng tiếc do chủ quan xịt thuốc diệt mũi, côn trùng ngay gần bếp gas khi đang sử dụng. Vì thế, mẹ hãy cẩn thận nhé.

6. Không đặt bình gas nơi quá kín

3813-bep-6.jpg

Đừng đặt bình ga nơi quá kín trong nhà bếp

Bình gas là vật dụng không thể thiếu trong các bếp gia đình Việt. Đi cùng với nó cũng là những nguyên tắc an toàn không thể bỏ qua. Trong đó, việc bảo quản gas là điều cần lưu tâm. Mẹ nhớ đừng đặt bình gas nơi kín quá nhé. Nếu đặt trong ngăn tủ dưới bếp có cửa phải sử dụng cửa lùa hoặc thỉnh thoảng trong ngày mở cửa ra cho khí lưu thông nhé.

7. Xử lý khi ngọn lửa bốc cháy trong bếp

Nhà bếp của bạn phải luôn dự trữ bột không phải chỉ để đảm bảo cái bụng luôn no mà còn trong trường hợp có lửa bùng phát. Bạn sẽ phải dùng bột mì hoặc bột nở để xử lý lửa bốc cháy trong bếp thay vì dùng nước vì như thế sẽ không làm ngọn lửa có cơ hội bùng phát.

8. Thay thiết bị điện đã hư hỏng

Hãy gọi ngay thợ điện đến sửa hoặc thay thế khi thấy các thiết bị điện đã quá hạn hoặc hư hỏng.

9. Đặt tất cả dùng cụ nguy hiểm xa tầm tay trẻ em

Trẻ luôn tò mò căn bếp đầy màu sắc của bạn. Do vậy, hãy đặt tất cả dụng cụ có thể gây tai nạn vào nơi an toàn như tủ chén, dụng cụ đựng dao hoặc kệ bếp.

10. Kiểm tra kỹ trước khi rời bếp

Bạn có thể quên tắt gas, quên tắt điện hoặc quên tắt nước trong một phút lơ đễnh nào đó trong ngày. Để không làm cớ cho những tai nạn ghé thăm, hãy cẩn thận kiểm tra một lượt trước khi rời bếp nhé.

4772-copy-of-placascristalgas-fileminimizer.jpg

Trước khi rời khỏi bếp hãy kiểm tra xem bạn đã tắt bếp, khóa ga chưa

11. Danh sách điện thoại khẩn

Sau cùng, danh sách các số điện thoại khẩn chữa cháy, cấp cứu phải luôn được dán trong nhà bếp để phòng khi có tai nạn sẽ cần đến.

Hy vọng những nguyên tắc trên đây sẽ giúp bạn an tâm hơn khi đứng bếp và đảm bảo an toàn cho cả nhà thân yêu.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI