Hoạt động vui chơi có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ, có những trò chơi đòi hỏi trẻ phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa tay-mắt, những hoạt động này vừa đơn giản, không tốn quá nhiều sức lực và còn giúp kích thích sự tập trung của trẻ.
1. Tung và bắt (bóng)
Nhìn vật từ trên cao để bắt đúng thời điểm là cách giúp trẻ phát triển sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Trẻ có thể chơi với quả bóng, bong bóng xà phòng hay giải lụa...
2. Trò chơi đổ nước
Đây là trò chơi tuyệt vời giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng các động tác và mắt quan sát.
3. Chơi bóng
Ngay với trẻ em còn nhỏ có thể chơi với quả bóng nhẹ, mềm; điều này giúp trẻ có sự phối hợp tay và mắt. Những trẻ còn quá nhỏ thì có thể lăn bóng về phía bạn, trẻ lớn hơn có thể tung bóng về phía bạn rồi sau đó cố gắng bắt bóng.
4. Tô màu
Tô màu giúp trẻ có những động tác phối hợp nhịp nhàng và sự tập trung chú ý. Trẻ cần phải tô làm sao để không bị vượt ra ngoài hình vẽ. Có thể bắt đầu với những hình thật đơn giản cho trẻ!
5. Xây tháp với những khối gỗ
Xây tháp hay tòa nhà với những khối gỗ đòi hỏi tính chính xác, khéo léo và sự chú ý.
6. Vẽ và cắt giấy
Trẻ có thể vẽ những hình mà chúng yêu thích, cắt những hình mà chúng đã tô màu hoặc cắt những hình trong những tờ quảng cáo, tờ tạp chí sau đó trẻ dán trên tấm carton. Tất cả những động tác này cũng đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng.
7. Đi câu cá
Câu cá cũng là bài tập tuyệt vời cho cả trẻ em cũng như người lớn.
8. Ném bóng vào tường rồi bắt bóng
Dường như dễ dàng đối với người lớn nhưng ném quả banh tennis thẳng vào tường rồi bắt trúng bóng, đây là bài luyện tập cho trẻ nhỏ.
9. Chơi bóng bàn, cầu lông
Những trò chơi quần vợt đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa tay và mắt bởi vì trẻ phải chạy theo bóng, dự đoán đường đi của bóng và để bắt bóng không còn là tay của trẻ nữa, thật hơi khó! và đây là hoạt động tuyệt vời cho bố mẹ, con cái cùng chơi thư giãn.
10. Tập karate hay judo
Đây là môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp nhanh và chuẩn xác. Trẻ có thể tập ở nhà bằng cách treo túi cát.
11. Đan
Ở những trẻ lớn hơn có thể tập trẻ đan, đan cũng đòi hỏi phối hợp giữa tay và mắt. hơn thế nữa đem lại niềm vui, phấn khích cho trẻ khi tạo ra được sản phẩm cụ thể!
Theo SKĐS