Dưới đây là 10 lời khuyên để giúp bạn chăm chút cho phòng khách luôn sạch đẹp nhưng vẫn an toàn với trẻ nhỏ:
1. Sắp xếp nội thất
Đồ đạc trong phòng khách nên đặt trên cao để tránh xa tầm với của trẻ
Đồ đạc trong phòng khách nên đặt trên cao để tránh xa tầm với của trẻ. Không vô tình tạo điều kiện để trẻ có thể leo trèo lên một bề mặt cao với chiếc ghế đậu hoặc thang leo mini. Đặc biệt trong các tòa nhà cao tầng như khu chung cư, cửa sổ nên có lưới tản nhiệt. Ngoài ra, phải kiểm tra cẩn thận xem cửa đã đóng chắc chắn hay chưa để tránh trẻ có thể leo trèo, đu bám và té ngã.
2. Chọn nơi để các vật nhỏ
Không nên để những vật nhỏ như các hạt nút, các loại hạt, tiền xu, viên bi và nắp chai rải rác khắp phòng khách. Nếu thấy phải thu dọn ngay vì trẻ nhỏ thường có bản năng cho những vật này vào miệng để nếm, nhai và tai nạn hóc dị vật có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra dưới ghế sofa và các đồ nội thất trong phòng khách xem có các món đồ nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn hay không.
3. Lắp đặt cửa chặn cầu thang
Cửa chặn cầu thang rất quan trọng vì nó bảo vệ các bé từ khu vực nhà khách ra đến hành lang và thậm chí cả đường cái. Ngoài ra, nó còn ngăn không cho bé đi lại quá nhiều trên các khu vực nguy hiểm như trên và dưới cầu thang.
4. Lót thảm và tránh sàn lắp sàn có độ bóng cao
Khi thiết kế nội thất phòng khách phải đặc biệt chú ý đến độ bóng của sàn. Nếu độ bóng sàn cao, trẻ rất dễ bị trượt chân và té ngã. Bên cạnh đó, cũng nên tránh cho trẻ đi bằng vớ không có gai bàn chân bảo vệ. Nếu có điều kiện, sử dụng thảm lót sàn sẽ là một cách rất hay để tránh trơn trượt và tai nạn do té ngã.
5. Dùng tấm lót đĩa
Nên đặt tấm lót đĩa dưới các tách trà thay vì để lên bàn vì chúng có độ bám dính nhất trên bề mặt để tránh trẻ với, kéo và tự gây nguy hiểm cho mình. Ngoài ra, với các bình thủy và vật dụng đựng nước sôi để pha trà trong phòng khác, nên đặt xa tầm với của trẻ và phải luôn đảm bảo đậy kín nắp cẩn thận.
6. Dán nhãn cho các tấm kính cửa toàn phần
Các tấm kính cửa toàn phần được đặt trong phòng khách nên dán nhãn hoặc có hình thức khác để cảnh báo trẻ. Bởi lẽ các bé có thể nhầm và va vào chúng trong lúc chạy nhảy. Các tai nạn này không hiếm và chúng thực sự rất nguy hiểm vì có thể gây ra các chấn thương ở đầu hoặc mắt và để lại di chứng vĩnh viễn.
7. Đậy nắp ổ cắm điện
Đối với các ổ cắm điện trong phòng khácnh, nên sử dụng nắp đậy ổ điện để tránh các tai nạn do giật điện vì đây cũng là một trong những nơi lui đến cực kỳ ưa thích của trẻ. Phần lớn các tai nạn trẻ em liên quan đến điện đều do trẻ đút ngón tay hoặc cắm vật dụng vào ổ điện.
8. Cho lông não vào hộp
Các gia đình thường dùng lông não để tránh gián và các loại côn trùng lại gần phòng khách. Các viên lông não này rất độc hại, đặc biệt là ở dạng viên. Nó có thể gây chết người nếu nuốt phải hoặc gây mù lòa nếu trẻ nhỏ dùng nó dụi vào mắt trong lúc chơi đùa. Vì vậy nên giữ chúng trong một chiếc hộp riêng và để xa tầm với của trẻ. Ngoài ra, tất cả các loại thuốc này nên được cất giữ trong tủ có khóa kín để không bao giờ trẻ có thể tiếp xúc.
9. Chú ý các góc nhọn
Bàn có góc nhọn rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Bảng hoặc đồ nội thất trong phòng khách như bàn, ghết phải được bo tròn hoặc có phương án bảo vệ để tránh trẻ va vào trong lúc chạy nhảy.
10. Cột gọn dây rèm
Để ngăn chặn các tai nạn ngạt thở do trẻ tự thắt cổ, tốt nhất luôn để dây rèm cửa ngoài tầm với của trẻ bằng cách cột gọn chúng lên cao. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng loại rèm có dây tua rua hoặc con lăn để phòng tránh tai nạn ngoài ý muốn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)