1. Cây đào
Ảnh minh họa
Theo phong thủy cây đào có thể trị bách quỷ, là biểu tượng cho sự sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Được xem là tinh hoa của ngũ hành, hoa đào còn là biểu tượng cho nhân duyên, lễ cưới.
Các cô gái muộn chồng kích hoạt tình duyên (theo phong thủy) bằng cách treo tranh hoa đào ở cung nhân duyên. Hoặc đặt tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có vận may tình duyên. Các cặp vợ chồng trẻ treo tranh cây đào có quả trong phòng ngủ cầu may mắn.
Năm mới mọi người trưng đào trước nhà mong cầu cho gia đình luôn gặp may mắn, thuận lợi cả năm.
2. Mai vàng
Ảnh minh họa
Màu vàng của hoa mai thuộc hành thổ trong ngũ hành. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát triển. Mọi người cho rằng năm cánh hoa của nó là năm thần cát tường, tượng trưng ngũ phúc: vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình. Do đó, có bức tranh “Mai khai ngũ phúc” cũng phù hợp với âm dương ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thể hiện mong muốn gia đình được may mắn hạnh phúc trọn vẹn.
Những cánh hoa rực rỡ tượng trưng cho sự cát tường, vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình.
3. Cây quất, quýt
Ảnh minh họa
Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”, cây quất thường được chọn để tranh trí trong nhà vào ngày Tết. Theo quan niệm, quất quýt tượng trưng cho sự may mắn, trù phú, sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên, dồi dào sức sống, mang lại niềm vui và may mắn cả năm.
Người ta thường chọn những cây lá xanh tốt, quả vàng đều, sai quả thể hiện sự phù trú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
Do đó, mỗi khi Tết đến xuân về, nhà nhà đều bài trí cây quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình.
Các cửa hàng, văn phòng đặt cây quất sẽ vượng cát khí, sáng suốt đầu tư, thu nhiều tài lộc.
4. Đủ đủ
Ảnh minh họa
Nhiều cây ăn quả quen thuộc như đu đủ cũng được nhà vườn chăm sóc, tạo dáng trong chậu cảnh. Đu đủ tượng trưng cho sự no đủ mang theo khát vọng cuộc sống sung túc, đủ đầy của gia chủ trong năm mới. Đu đủ cảnh được coi là đẹp, trên cây phải có đủ hoa, lá và quả.
5. Cây sung
Ảnh minh họa
Nếu cây đu đủ tượng trưng cho sự no đủ thì cây sung lại mang mong muốn có sự sung túc, tròn đầy. Nhiều gia đình thay vì chọn các loại cây quen thuộc, mua chậu sung cảnh làm đẹp cho không gian sống.
6. Thanh long
Ảnh minh họa
Vài năm gần đây, các nhà vườn ngoài việc tập trung vào các loại hoa chơi Tết đã chuyển sang trồng loại cây hút tài lộc, vừa bắt mắt lại có ý nghĩa may mắn. Thanh long được nhiều người chuộng vì biểu trưng cho sự cát tường và thịnh vượng.
Ngoài ra giá của chậu cảnh khá ổn định, dao động từ 1 triệu đến 2 triệu cho khóm cành 15 quả trở lên.
7. Bưởi cát tường
Ảnh minh họa
Những trái bưởi có hình bàn tay chắp lễ được gọi là bưởi bàn tay phật hay bưởi Cát Tường. Đây là một trong những sản phẩm độc đáo được tung ra trên thị trường Tết Ất Mùi 2015, được dự đoán sẽ cạnh tranh với quả Phật thủ.
8. Dưa hấu hồ lô
Ảnh minh họa
Theo quan niệm Á Đông, bắt đầu năm mới, ai cũng muốn một năm phát tài phát lộc. Vì vậy, hai chữ tài và lộc mang nhiều ý nghĩa với mọi người. Trong những năm gần đây, không ít loại quả khắc chữ tài và lộc được tung ra thị trường trong dịp năm mới.
Dưa hấu hồ lô khắc chữ tài, lộc là loại quả "độc" được nhiều khách hàng thích thú và lựa chọn để thờ Tết.
Theo phong thủy những vật thể có hình hồ lô rất tốt cho sức khỏe, hạnh phúc và thành công cho gia chủ, làm ăn thịnh vượng, vợ chồng hòa thuận, cuộc sống gia đình hài hòa, sung túc. Bởi vậy, dưa hấu hồ lô mang ý nghĩa tài lộc, an lành.
9. Cây phất dụ
Ảnh minh họa
Cây phất dụ hay còn được gọi là cây phát tài. Trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ. Theo một số quan niệm, người ta thường mua phất dụ theo các cành có số lượng như sau: 3 – cho sự hạnh phúc; 5 – cho sức khỏe; 2 – cho tình duyên; 8 – cho tài lộc; 9 – cho thời vận.
Cây phất dự nên trồng ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây. Điều cần lưu ý là phải chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì mới đạt được hiệu quả về mặt phong thủy.
10. Cây lựu
Ảnh minh họa
Cây lựu được xem là “thạch lựu bách tử”, tượng trưng của “đa tử đa phúc” (nhiều con nhiều phúc). Cây lựu thích hướng về ánh nắng mặt trời, dễ trồng, dễ chăm sóc. Cộng với màu đỏ của trái, thạch lựu cảnh rất đẹp để trang trí cho căn nhà. Bên cạnh ý nghĩa phong thủy, nhiều người tin rằng nếu có loại cây này, tin tốt lành sẽ đến.
Theo VNE