Đôi khi việc mua các loại rau, củ, quả sẽ tốn kém hơn cả mua thịt, cá. Nhưng nếu có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá trong khi đó sức khỏe của cả nhà lại được đảm bảo.
1. Lên danh sách các món cần mua
Chỉ mua những gì đã định trong danh sách sẽ tránh bị cám dỗ mua những món không cần thiết
Lên danh sách các món đồ cần mua và theo sát những gì đã ghi ra khi đi chợ hoặc đi siêu thị. Bằng cách này, bạn sẽ không bị “cám dỗ” để mua những món đồ không cần thiết. Danh sách này phải ưu tiên các mặt hàng chủ lực cho việc dự trữ thức ăn trong tủ lạnh và tủ đông.
2. Mua thực phẩm theo mùa
Mua thực phẩm theo mùa không chỉ giúp bạn chi tiêu hợp lý mà chất lượng các loại thực phẩm cũng tươi ngon và an toàn hơn. Hãy tìm mua súp lơ, củ cải, bí, bông cải xanh, rau cải rổ… vào mùa đông; mua táo, khoai lang, cà rốt và tỏi tây vào mùa thu; mua rau bina, ớt, cà chua và hoa quả trong mùa hè. Nếu có điều kiện, bạn nên liên hệ với chủ vườn để mua được những sản phẩm ít dư chất thuốc trừ sâu.
3. Mua thực phẩm đông lạnh
Trái cây và rau quả đông lạnh chẳng những tiết kiệm tiền bạc mà còn tránh lãng phí vì bạn biết chỉ sử dụng những gì mình cần. Tuy nhiên, đừng nên chọn những thực phẩm đã để quá lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và độ dinh dưỡng.
4. Mua hàng có chọn lọc
Các mặt hàng thương hiệu thường có giá cao hơn không phải vì chất lượng vượt trội nhưng đó là do chi phí đội lên từ khâu đóng gói và quảng cáo. Nếu bạn tin tưởng một nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảo ngon, bổ, rẻ hãy cố gắng tận dụng nó.
5. Mua với số lượng lớn
Khi bạn muốn dự trữ thực phẩm hoặc đối với các món thường xuyên sử dụng thì lựa chọn mua với số lượng lớn là một ý tưởng tuyệt vời. Với các loại lương thực và thực phẩm như gạo, bột, các loại đậu, các loại hạt, mì, miến… nếu mua với số lượng nhiều bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn so với khi mua lẻ.
6. Liên kết với cửa hàng
Đăng ký nhận bản tin cập nhật giá cả và chương trình khuyến mại lớn tại các cửa hàng mà bạn là “khách ruột” để có được những cơ hội mua sắm với giá ưu đãi nhất. Chỉ cần mua sắm một lần cho vài tuần với các phiếu ưu đãi này, chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều.
7. Làm thẻ khách hàng
Nhiều cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị có tổ chức bán hàng và sản phẩm đặc biệt cho những khách hàng đăng ký thẻ thành viên. Vì thế, đừng bỏ qua cơ hội làm thẻ khách hàng miễn phí để nhận được những thông tin mua sắm hữu ích và chính sách khuyến mại tốt nhất.
8. Mua một chai nước đẹp và tái sử dụng
Nếu con bạn bị hút vào những chai nước ép hoặc nước ngọt đóng sẵn, bạn nên mua một chai thật đẹp về nhà. Sau khi dùng xong chai nước này, bạn sẽ tiếp tục pha những loại thức uống khác cho vào chai và làm mới chúng mỗi ngày. Cách này sẽ khuyến khích các bé chăm uống nước hoa quả nhiều hơn đấy!
9. Tận dụng nguyên liệu thừa
Những nguyên liệu thừa để dành có thể giúp bạn làm ra rất nhiều món ăn ngon
Trong lúc sơ chế thực phẩm, có thể bạn sẽ làm dư ra một ít nước sốt, một chút ớt, tỏi, hành hay bất cứ thứ gì. Để không lãng phí, hãy cất chúng lại trong tủ lạnh để có thể sử dụng cho một công thức món ăn khác vào hôm sau.
10. Ăn lót dạ
Mang theo bữa ăn trưa và ăn nhẹ trước khi ra ngoài sẽ giúp bạn không thèm ăn và sà vào hàng quán trên đường mua sắm thực phẩm. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc bởi vì bạn sẽ không muốn ăn vặt linh tinh khi dạ dày không kêu réo.
Yeutre.vn
Nguồn: P