Bí quyết đặt được tên hay cho con nhưng vẫn vừa lòng hai bên nội, ngoại

Việc đặt tên cho con đôi khi sẽ làm mất lòng hai bên nội ngoại nếu bạn tỏ ra thiên vị bên này hơn hoặc bên kia hơn. Điều tưởng chừng nhỏ nhặt này sẽ khiến bạn không ít phen phiền lòng đấy!

banner ads

Không dễ để bạn chiều lòng được hết tất cả mọi người nhất là khi hai bên nội ngoại đều muốn có một dấu ấn nào đó với cái tên của bé. Nhưng nếu khéo léo bạn sẽ có thêm nhiều người hậu thuẫn sau khi sinh và chính bé cũng sẽ nhận được nhiều tình yêu thương hơn từ chính những người thân của mình.

Thôi đi ý nghĩ độc quyền

17325-dat-ten-cho-be-6.jpg

Hãy để ông bà được quyền cho bạn ý kiến về việc đặt tên con.

Con do bạn sinh ra đương nhiên bạn có quyền được đặt tên cho bé. Thế nhưng, ngoài gia đình nhỏ của bạn vẫn còn những mối tương quan họ tộc nội ngoại mà bé là một phần trong đó. Sẽ thật toàn vẹn biết bao nếu cái tên của bé vừa có cả dấu ấn của bố mẹ lẫn ông bà hai bên nội ngoại phải không?

Tất nhiên, quá nhiều người tham dự vào việc đặt tên sẽ có thể làm sự việc ra rối rắm. Vì thế, bạn hãy tìm dịp thuận tiện để hỏi xin ý kiến riêng của ông bà nội cũng như ông bà ngoại về cái tên của bé. Có thể cái tên ông bà gợi ý không chính thức trở thành tên gọi của bé về sau nhưng ông bà sẽ không trách bạn vì việc này. Ngược lại, bạn sẽ được yêu quý hơn khi trở thành người con biết kính trên nhường dưới, tôn trọng các bậc sinh thành. Khi con lớn hơn, bạn cũng hoàn toàn có thể tự hào để nói với con rằng tên con mang cả dấu ấn của hai bên nội ngoại.

Tránh thiên vị bên nào hơn

Bạn không nên để ông bà hai bên có cảm giác bạn đang xem trọng ý kiến bên này hơn hay bên kia hơn. Nếu cần bạn có thể nói khéo để ông bà bên nội được biết bạn cũng đang hỏi ý kiến ông bà bên ngoại về cái tên cho bé và ngược lại. Việc giấu giếm có thể đặt bạn vào nhiều tình huống khó xử và biến bạn trở thành người con đạo đức giả trong mắt bố mẹ hai bên.

17323-dat-ten-cho-be-7.jpg

Hãy cố gắng tìm điểm chung nhất giữa các ý kiến để cho các bé những cái tên hợp lòng ông bà.

Nếu những cái tên ông bà đưa ra có thể ghép lại thành một cái tên hay cho bé, bạn hãy sẵn sàng làm để chiều lòng ông bà. Nếu mỗi bên lại lấy một đề tài khác nhau để đặt, bạn không thể ghép những mảnh từ ngữ rờ rạc ấy lại với nhau. Tốt nhất hãy cố gắng hiểu nghĩa của cả hai cái tên ấy và lấy điểm chung nhất để cho con cái tên phù hợp hơn.

Trường hợp bạn không thể làm gì hơn, hãy để bé được gọi với cả hai cái tên này, một cho ở nhà và một làm tên chính.

Không đặt trùng tên

Điều kiêng kị nhất trong tục thờ cúng ông bà ở nhiều gia đình là không đặt tên phạm húy, trùng tên với một người cao niên trong họ, người đã khuất trong dòng tộc hay những người họ hàng hiện tại. Vì thế, đối với cả bên nội và bên ngoại, bạn cần tìm hiểu gia phả của cả hai bên để tìm cho con mình một cái tên “không đụng hàng”. Đừng để đến lúc mọi sự đã rồi mới thông báo với ông bà. Dù có thể không nói ra lời nhưng ông bà sẽ thực sự cảm thấy phiền lòng.

Nhiều cặp vợ chồng đã tìm được một cái tên ưng ý cho con sau một quá trình vất vả tìm tòi. Vậy mà sau khi hoàn tất thủ tục làm giấy khai sinh cho con mới “té ngửa” vì lỡ đặt trùng tên với ông chú họ. Bên nội tuy không nói ra nhưng cũng không mấy hài lòng.

Tên mang nghĩa vinh quang

17324-dat-ten-cho-be-8.jpg

Con cháu thông minh, dành vinh quang sẽ được lòng mọi người trong họ tộc.

“Một người làm quan cả họ được nhờ”, đó là niềm tự hào của người xưa đối với những người con cháu trong dòng tộc được công thành danh toại và làm rạng rỡ gia đình họ hàng. Vì thế, nếu con cháu trong nhà được mang những cái tên với ý nghĩa thành đạt, sáng láng cũng sẽ là điều làm vui lòng tất cả mọi người.

Những cái tên mang ý nghĩa của sự hiểu hiết, sáng dạ và công danh có thể kể đến như: Tuện, Thư, Minh, Anh, Hưng, Hiển, Học, Văn, Thư, Vinh, Hoa, Vương, Phong,…

Với một số mách nhỏ trên, mong rằng bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để việc đặt tên không bao giờ trở thành cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai bên gia đình nội ngoại.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI