Xương sọ trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện có gây bẹp đầu cho trẻ?

Xương sọ trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện có thể gây bẹp đầu cho trẻ sơ sinh là điều mà khá nhiều mẹ hay truyền tai nhau. Điều này có thực sự đúng không? Xương sọ trẻ sơ sinh ảnh hưởng gì đến sự bẹp đầu của trẻ. Cùng Yeutre.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé!

banner ads

Đối với trẻ sơ sinh, vùng xương sọ trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và còn có 2 thóp mềm. Nếu đặt trẻ nằm cùng một tư thế trong thời gian dài, trẻ có thể bị bẹp đầu. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng lo lắng vì mẹ có thể “nắn” lại cho trẻ nếu mẹ biết một số điều sau về xương sọ trẻ sơ sinh.

cấu tạo vùng xương sọ của trẻ sơ sinh
Xương sọ trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện có gây bẹp đầu cho trẻ - Ảnh Internet

1. Trẻ sơ sinh bị đầu bẹp là gì?

Xương sọ trẻ sơ sinh bị phẳng có thể dẫn đến hiện tượng đầu bẹp. Tình trạng này hay xảy ra ở phần mặt sau của xương sọ trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể xảy ra ở một bên sọ. Hiện tượng này thường xảy ra với trẻ 2 - 3 tháng tuổi hoặc cũng có thể là ngay từ khi trẻ sinh ra.

2. Xương sọ trẻ sơ sinh ảnh hưởng gì đến sự bẹp đầu của trẻ

Theo các bác sỹ chuyên khoa, hiện tượng bẹp đầu thường xảy ra khi trẻ được đặt nằm cùng một tư thế trong thời gian dài khi vùng xương sọ trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện.

trẻ sơ sinh nằm ngủ
Không nên đặt trẻ sơ sinh nằm cùng một tư thế trong thời gian dài - Ảnh Internet

Xương sọ trẻ sơ sinh rất mềm và vẫn đang tiếp tục phát triển khiến cho nó rất dễ bị méo mó, biến dạng. Do đó, khi cho trẻ nằm một tư thế quá lâu, khiến áp lực tạo lên một vùng xương nào đó lớn, hộp sọ vị đè nén dẫn tới bẹp đầu.

Những trẻ sơ sinh bị chứng trẹo cổ rất dễ bị bẹp đầu bởi những cử động ở cổ bị hạn chế, chỉ nằm được một bên. Chứng trẹo cổ chỉ xảy ra ở khoảng 2% trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do đầu của thai nhi bị nằm nghiêng sang một bên trong tử cung. Hoặc trẻ bị chấn thương trước hoặc trong quá trình sinh.

3. Điều trị bẹp đầu ở trẻ sơ sinh

Như chúng ta đã biết, xương sợ trẻ sơ sinh rất mềm và dễ bị biến dạng do đó, mẹ hoàn toàn có thể “nắn” lại cho trẻ trong giai đoạn xương sọ trẻ sơ sinh đang hoàn thiện tức là giai đoạn 3 tháng đầu sau sinh. Hội chứng đầu bẹp không tồn tại vĩnh viễn. Trong trường hợp trẻ bị bẹp đầu thì mẹ nên thay đổi tư thế nằm của trẻ kết hợp với xoa nhẹ nhàng đầu trẻ hàng ngày. Dần dần đầu trẻ sẽ trở về hình dạng cân đối.

cho trẻ đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường
Tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để có các bài tập “nắn đầu” đúng cách cho trẻ - Ảnh Internet

Mẹ cũng có thể nhờ các bác sỹ chuyên khoa tư vấn những bài tập, những động tác “nắn đầu” trẻ mà không gây tổn thương cho trẻ. Cách này sẽ giúp cho đầu trẻ sớm trở lại bình thường.

Đối với những trẻ sau 3 tháng tuổi bị bẹp đầu quá rõ ràng và trở nên khó nắn chỉnh, mẹ nên đưa trẻ tới bác sỹ để có lời khuyên hữu ích. Bác sĩ có thể cung cấp cho trẻ một chiếc mũ đặc biệt để trẻ “nắn” lại đầu. Việc uốn nắn này thường được thực hiện khi trẻ được từ 3 – 6 tháng tuổi. Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi mà bị bẹp đầu, thì thời gian điều trị sẽ kéo dài lâu hơn.

Lưu ý : Mẹ không được tự mình mua các loại mũ nắn chỉnh đầu cho trẻ, tự điều trị cho trẻ mà không có ý kiến chỉ định của bác sỹ. Điều này sẽ nguy hiểm tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

4. Ngăn ngừa tình trạng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh

  • Thay đổi tư thế ngủ: Nên cho trẻ ngủ ở nhiều tư thế khác nhau. Việc để trẻ thường xuyên nằm ở một tư thế duy nhất rất dễ khiến cho trẻ bị bẹt đầu do tạo áp lực lên vùng xương sọ trẻ sơ sinh.
  • Xoa đầu hoặc massage cho bé nhẹ nhàng để đầu tròn hơn. Tuy nhiên, khi xoa mẹ phải luôn chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng tới xương sọ trẻ sơ sinh.
  • Nên cho trẻ nằm ngửa, nhưng luôn chú ý thay đổi hướng nằm cho trẻ để trẻ không nằm lệch về bên nào gây méo đầu, bẹp đầu.
  • Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi chỉ nên gối đầu trên một chiếc khăn dày chừng 1 – 2 cm hoặc cho trẻ nằm trong gối lõm để tránh bẹp đầu.
chọn gối mềm cho bé
Cho trẻ sơ sinh nằm trên gối lõm để ngăn ngừa tình trạng bẹp đầu - Ảnh Internet
  • Nếu trẻ thường xuyên nghiêng về bên nào đó mẹ có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên trẻ thường hướng đầu về, để trẻ buộc phải nhìn về hướng khác.
  • Thường xuyên bế trẻ khi trẻ thức giấc giúp giảm áp lực cho xương sọ trẻ sơ sinh từ nôi, cũi hoặc xe đẩy.
  • Bổ sung dinh dưỡng, vitamin D3, canxi thường xuyên cho trẻ trong thực đơn ăn dặm hàng ngày.

Vùng xương sọ trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện khiến trẻ rất dễ bị bẹp đầu. Tuy nhiên, tình trạng bẹp đầu sẽ không còn đáng sợ nếu mẹ biết cách điều trị và ngăn ngừa giúp trẻ. Chúc bé nhà bạn lớn lên bình thường, khỏe mạnh.

Ngọc Hoài tổng hợp

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI