Xót xa cậu bé 2 tuổi bị bỏng nước sôi toàn thân vì phút bất cẩn của mẹ

Sau khi xả vết bỏng cho bé dưới vòi nước lạnh, thay vì cắt bỏ quần áo thì mọi người lại kéo tụt ra, khiến da của bé tồi tệ thêm.

banner ads

Đoạn status kể về câu chuyện một người mẹ là chị Nguyễn Thị Huệ chăm con trai 2 tuổi bị bỏng 70% đang trong giai đoạn vật lộn với tử thần đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, gần 5.000 Like và gần 3.000 lượt chia sẻ. Chủ nhân của bài viết cũng là một người bạn của người mẹ. Những suy nghĩ của chị sau khi đến thăm hai mẹ con bạn khiến người đọc không khỏi xót xa.

46310-bong-toan-than.jpg

Bé Phúc Khang đang điều trị ở khoa Hồi sức, tầng 2 Viện Bỏng quốc gia .

Bài viết có đoạn: "Chị bỏ Hà Nội về làm cô giáo mầm non tại huyện vùng núi Con Cuông, Nghệ An và có em. Bé lớn lên, hai tuổi rưỡi, trông như một tiên đồng.

Những tưởng hạnh phúc đã gọi tên thì ngày hôm qua bé gặp tai nạn ở trường. Toàn thân bé ngã vào nồi canh nóng trong bếp ăn tập thể nơi mẹ em dạy.

Người đàn bà bế con ra bể nước nhấn xuống để sơ cứu nhưng những người khác lôi lên và tụt quần áo bé ra thay vì cắt. Sự ấu trĩ làm da em càng thêm tồi tệ. Sau khi cấp cứu trong Bệnh viện Nhi Nghệ An thì 12h đêm qua em được đưa ra Viện bỏng quốc gia ở Hà Nội".

Liên quan đến bài viết, cùng với những lời động viên, lời chúc mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bé và kêu gọi giúp đỡ gia đình chị Huệ đang ở trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn thì còn có không ít bố mẹ bày tỏ sự lo lắng làm sao để tránh tai nạn đáng tiếc cho các con, trong đó bỏng nước sôi rất thường gặp với bé mới biết đi. Chỉ một phút bất cẩn của cha mẹ và không biết sơ cứu đúng cách thì hậu quả để lại cho bé sẽ vô cùng nặng nề, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguy cơ bị bỏng cho bé có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như nước pha sữa, nước canh nóng, nước trong vòi nóng lạnh... Trong khi da của trẻ còn non nớt thì chỉ cần tiếp xúc với nước ở nhiệt độ cao vài giây là có thể bị rộng da và nổi bóng nước (bỏng độ 2). Theo bác sĩ Anh Xuân, phòng khám chấn thương chỉnh hình Mỹ Quốc, bộ đôi nên có sẵn trong tủ thuốc gia đình có trẻ nhỏ là nước muối sinh lý NaCl 0,9% loại 500ml và một tube kem Biafine hay Silvirin, bông gòn, gạc vô trùng, băng keo cuộn vải urgo hoặc băng thun.

46309-10917043-591407374325646-49848-3894-3843-1458017163.jpg

Những loại dược phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình.

Ngay sau khi bé bị tai nạn bỏng bàn tay, bố mẹ hãy bình tĩnh và nhanh chóng đưa bé đến ngay vòi nước xối rửa nhiều nước (không xối nước đá hoặc nước lạnh) trong khoảng 15 phút. Mục đích để làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng. Sau đó, bố mẹ cần bôi kem Biafine hoặc Silvirin một lượng dày lên ngón tay bị bỏng, dùng gạc vô trùng tách giữa các kẽ ngón tay và đắp gạc lên toàn bộ vết thương bỏng, băng lại.

Tùy tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để đưa các bé đến khám. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp. Nếu bố mẹ chăm sóc bé tại nhà thì mỗi ngày cần thay băng, rửa vết thương với NaCl và bôi kem chữa bỏng. Vết thương cần được đắp gạc để giữ độ ẩm cho da. Sau 2 tuần, đa số vết bỏng độ 2 sẽ lành đẹp và ít để lại sẹo.

Theo ngoisao

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI