Từ tháng 5/2016, trẻ được uống văcxin bại liệt mới

Trẻ uống 3 liều văcxin bại liệt mới đã được loại bỏ thành phần tuýp 2 và thêm liều thứ 4 dưới dạng tiêm để giảm nguy cơ virus tái độc lực

banner ads

.

Việt Nam đang sử dụng văcxin bại liệt 3 tuýp (tuýp 1, 2 và 3 - tOPV), đường uống. Nhờ đưa văcxin này vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, với tỷ lệ đạt trên 95%, nước ta đã chấm dứt bệnh bại liệt vào năm 2000. Gần 15 năm qua, Việt Nam vẫn tiếp tục bảo vệ được thành quả này. Thực tế cho thấy, văcxin tOPV rất an toàn.

42660-bailiet2-3920-1453369945.jpg

Trẻ được uống văcxin bại liệt. Ảnh: Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tuy nhiên, trên thế giới có một tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp uống văcxin vẫn bị bại liệt do virus văcxin tái độc lực, chủ yếu là thành phần virus tuýp 2 trong văcxin tOPV. Nguy cơ này là rất thấp, dưới một trường hợp trong số 10 triệu liều được sử dụng, nhưng để đảm bảo không còn bất cứ trường hợp bại liệt nào tiến tới thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) yêu cầu tất cả các nước đưa thành phần virus bại liệt tuýp 2 ra khỏi văcxin tOPV.

banner ads

Để thực hiện chiến lược kết thúc và thanh toán bệnh bại liệt trong giai đoạn 2013-2018 của WHO, Việt Nam sẽ đưa văcxin bại liệt bất hoạt tiêm IPV vào tiêm chủng mở rộng.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, dự kiến từ tháng 5, trẻ sẽ được uống 3 liều văcxin bại liệt bOPV (đã loại bỏ thành phần tuýp 2) khi trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi cùng với tiêm Quinvaxem; tiêm một liều IPV khi trẻ được 5 tháng tuổi (bắt đầu từ tháng 9). Trường hợp trẻ đã uống 1, 2 hoặc 3 liều văcxin bOPV từ tháng 5 đến tháng 9 sẽ được tiêm bù 1 mũi IPV để đảm bảo có miễn dịch đối với virus bại liệt tuýp 2.

Bại liệt là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do virus bại liệt gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người do nhiễm phải virus bại liệt chủ yếu có trong nguồn nước, thực phẩm ô nhiễm từ phân của người bệnh hoặc người lành mang virus. Bệnh đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người, nhưng hiện vẫn còn là thách thức lớn tới sức khỏe com người. Nó gây tử vong cho trẻ em hoặc để lại di chứng liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động dẫn tới tàn tật suốt đời tạo nên gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội.

Hiện nay virus bại liệt hoang dại vẫn tiếp tục lưu hành ở một số nước khu vực Trung Đông, Nam Á và Châu Phi. Một số nước đã thanh toán bại liệt cũng đã ghi nhận có trường hợp mắc ca bệnh đơn lẻ do virus bại liệt hoang dại xâm nhập. Vì vậy nguy cơ bệnh bại liệt quay trở lại và bùng phát thành dịch nếu như không triển khai tốt công tác tiêm chủng là rất lớn.

Theo VNE

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI