Trẻ sơ sinh và những cơn cảm cúm: Mẹ làm thế nào để vượt qua cùng bé?

Một trong những lý do bé sơ sinh thường bị cảm cúm là do hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành dẫn tới việc dễ dàng bị cảm cúm. Thêm vào đó, hơn 200 loại vi rút khác nhau có thể dẫn tới những cơn cảm cúm phổ biến giúp bé phát triển hệ miễn dịch trong từng giai đoạn. Mẹ hãy nhớ lại những trận cảm cúm trong suốt thời gian từ khi bé đến khi trưởng thành một người phải trải qua, bé cũng sẽ từng bước ‘nâng cấp’ hệ miễn dịch thông qua những cơn cảm cúm.

banner ads

1. Nguyên nhân bé sơ sinh dễ cảm cúm

cold in babies
Bé sơ sinh và những triệu chứng cảm cúm (Ảnh minh hoạ)

Bé sau sinh sẽ bắt đầu phát triển về thể chất và cả tư duy bên trong, bé sẽ có ham muốn khám phá và đụng chạm, thấm chí sờ nếm tất cả những thứ xung quanh một cách tò mò và hiếu kì, tất cả những tìm hiểu đó đều khiến bé dễ dàng nhiễm vi rút thông qua đường hô hấp.  Một lý do khác khiến bé dễ cảm cúm là thời tiết chuyển mùa (thường là giao mùa thu sang đông hoặc mùa khô sang mùa mưa), thời điểm này vi rút cúm dễ sinh sôi nảy nở và đi qua nhiều đường khác nhau để gây viêm nhiễm trong cơ thể non nớt của bé.

Làm thế nào để nhận biết bé đang bị cảm mà không phải ốm sốt hay dị ứng?

4sailamkhitresotcao1
Đo thân nhiệt để biết rõ triệu chứng sốt của bé (Ảnh minh hoạ)

Khi bé bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường sẽ có những dấu hiệu như chảy nước mũi đi kèm theo gỉ màu vàng hoặc xanh. Bé cũng có thể ho hắng và nhiệt độ cơ thể thấp, những lúc này mẹ nên chú ý nếu nhiệt độ tiếp tục hạ hay có những dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý. Nếu bé vẫn chơi và ăn uống bình thường thì đó chỉ là những cơn cảm lạnh thông thường, còn nếu mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu ốm sốt, nhiệt độ tiếp tục giảm thì bé đang có triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm cúm thường.

2.   Sử dụng thuốc cảm sơ sinh đúng cách

bo sung vitamin cho tre
Bổ sung nước trái cây tăng sức đề kháng cho bé (Ảnh minh hoạ)

Không có loại thuốc nào hỗ trợ vi rút giảm nhanh nhất, nhưng mẹ có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu và ngăn ngừa những cơn cảm cúm trở nên nặng hơn bằng cách tạo không gian nghỉ ngơi tốt nhất cho bé đi kèm những thức uống giàu vitamin. Đối với những bé dưới 6 tháng, sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ là liều thuốc tốt nhất, từ 6 tháng trở đi bé có thể tập làm quen với những thức uống lỏng bên ngoài nhưng với liều lượng rất ít.

Đối với rất nhiều bé còn nhỏ chưa thể tự xì mũi khi cảm cúm, một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bé tránh những cơn tắc mũi:

  • Sử dụng nước muối và dụng cụ hút: Để đầu của bé ngửa ra và nhỏ từng giọt nước muối để làm loãng chất nhầy, sử dụng dụng cụ hút đưa chất lỏng và chất nầy ra ngoài từ từ theo hướng dẫn trên dụng cụ xi lanh cao su hoặc ống hút mũi. Nếu mẹ gặp khó khan trong việc cho bé bú vì bé ngạt mũi, thử cách này 15 phút trước khi bắt đầu cho bé bú và đợi cho tới khi bé có thể thở và hút cùng lúc.
  • Thoa dầu mỡ vào bên ngoài lỗ mũi của em bé để giảm kích ứng. Lưu ý không sử dụng xịt mũi cho bé khi mà không có đơn kê từ bác sĩ. Thuốc xịt mũi có tác dụng xử lý kịp thời tắc mũi nhưng sẽ gây ra phản ứng phục hồi, làm cho các mạch tắc nghẽn trở nên tồi tệ hơn
  • Làm ẩm không khí: Sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc máy làm mát hơi nước để làm ẩm khong khí trong phòng của bé. Mẹ có thể mang bé vào phòng tắm cùng, bật nước nóng và đóng cửa xông hơi trong vòng 15 phút.

Trẻ bị cúm cần tránh:

  •  Nếu di chuyển bé bằng ô tô thường ba mẹ sẽ sử dụng ghế dành cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên để bé ngủ giấc quá dài trên ghế ô tô hoặc xe đẩy cũng như xe rung. Bé có thể bị ngạt thở bởi không gian hạn hẹp và dễ dàng bị lật nếu như có tác động từ bên ngoài.
  • Không sử dụng gối hoặc thiết bị định vị giấc ngủ vì sẽ làm cho bé không ngủ sâu và dẫn tới ngáy ở trẻ nhỏ.
  • Không để bất kỳ vật thể nào dưới chân nệm để chống đỡ, bé có thể bị mất cân bằng.

3. Có an toàn không nếu bé sơ sinh sử dụng thuốc ho và cảm lạnh?

Các chuyên gia tại bệnh viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng thuốc ho và cảm lạnh không có hiệu quả ở trẻ em dưới 6 tuổi và đôi khi còn gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm. Mẹ nên lưu ý rằng, các loại thuốc ho và thuốc cảm sẽ không rút ngắn thời gian trẻ bị bệnh hay ngăn ngừa các biến chứng có thể dẫn tới như nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng xoang. Nếu bé bị ốm, hãy nhận lời khuyên từ bác sĩ để bé nhận liệu trình điều trị dành cho trẻ sơ sinh, tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi vì thuốc sẽ gây nên hội chứng Reye ở trẻ - một bệnh hiếm gặp có thể gây tử vong.

4. Những biện pháp tự nhiên nào có thể thay thế thuốc và giảm triệu chứng cảm lạnh của bé?

Theo như chuyên gia về nhi khoa thuộc đại học Y Tế công cộng và y học gia đình của trường đại học Y Wake Forest, mẹ nên dùng một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc bạch đàn hay dầu thông vào bình xông hơi hoặc bồn tắm sẽ giúp bé cảm giác dễ chịu và thông mũi dễ dàng hơn. Nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ cũng có thể dùng trà hoa cúc để làm dịu đi những khó chịu cảm cúm ở trẻ.

Một lưu ý khác: Mẹ không nên sử dụng thảo dược có nguồn gốc Trung Quốc hay các loại thuốc Đông Y giảm đau vì những loại thuốc này có thể gây biến chứng ở người lớn như cao huyết áp, nhịp tim không đều, đau tim hay đột quỵ. Bất kỳ loại thuốc nào mẹ sử dụng cho bé cũng đề cần sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Khi nào mẹ nên đưa bé tới bác sĩ?

viem phe quan
Mẹ nên đưa bé đi bác sĩ nếu có dấu hiệu về thân nhiệt (Ảnh minh hoạ)

Nếu bé dưới ba tháng tuổi, mẹ nên đưa đi bác sĩ ngay khi thấy có dấu hiệu đầu tiên của bệnh, đặc biệt khi bé có bất kỳ thay đổi nhỏ về nhiệt độ cơ thể đi kèm những cơn ho. Nếu bé từ 3 đến 6 tháng tuổi, mẹ cần đưa bé đi bác sĩ ngay nếu nhiệt độ cơ thể từ 38 – 39 độ C.

Nếu bé có những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đưa đi bác sĩ sớm nhất:

  • Bé sốt kéo dài hơn hai ngày
  • Bé ho nặng hơn, hít thở nhanh (60 lần/phút), hơi thờ khò khè hoặc thở hổn hển. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của viêm phổi hoặc viêm đường hô hấp (RSV) đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ dưới 1 tuổi.
  • Bé có hành vi kéo hoặc chà xát tai, khóc trong khi bú hoặc khóc bất thường khi ngủ, lúc này bé có dấu hiệu của nhiễm trùng tai
  • Mắt đỏ và chảy nước, bé có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim
  • Bé có cảm giác đau nhức, buồn ngủ bất thường hoặc thay đổi thói quen ăn và ngủ.
  • Các triệu chứng cảm lạnh không có dấu hiệu cải thiện và kéo dài hơn 14 ngày.

6. Làm thế nào để hạn chế cảm lạnh ở trẻ nhỏ?

bo sung vitamin cho tre
Luôn giữ gìn vệ sinh cho bé (Ảnh minh hoạ)

Mẹ không thể ngăn chặn mọi cơn cảm lạnh ở bé nhưng có thể giảm thiểu những khả năng nhiễm bệnh cũng như giúp bé phòng bệnh:

  • Rửa tay: Hãy đảm bảo rằng mẹ và mọi thành viên trong gia đình rửa tay trước khi bế ẵm bé (điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn còn non yếu). Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị cảm lạnh hơn nếu bạn đem đi gửi các dịch vụ do bé phải tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn hơn, do đó hãy đảm bảo những nơi bạn gửi có ý thức trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh cho bé – đặc biệt là sau khi thay tã và chuẩn bị thức ăn.
  • Tránh những người đang ốm: Hãy cố gắng giữ bé tránh xa những trẻ em hoặc người lớn đang bệnh để hạn chế việc lây lan.
  • Cung cấp đầy đủ nước cho bé: Đối với những bé sơ sinh dưới 4 tháng tuổi, bé cần được bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức đầy đủ. Đối với những bé từ 6 tháng trở lên, mẹ có thể bổ sung them một chút nước bên ngoài như nước trái cây. Mẹ có thể đoán được tình trạng bé thông qua tã, nếu bé được cấp đủ nước thì trung bình mẹ sẽ phải thay từ 5 – 6 tã mỗi ngày.
  • Tránh khói thuốc: Khói thuốc nguy hiểm với tất cả mọi người và vì vậy đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Bé sẽ dễ nhiễm các bệnh liên quan đường hô hấp nếu hít phải khói thuốc thụ động, do đó mẹ nên tránh các khu vực hút thuốc hoặc giữ em bé tránh xa những người hút thuốc để giữ bé an toàn.
  • Cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt: Khoa học đã đưa ra khuyến cáo rằng cho con bú trong vòng một năm sẽ mang lại lợi ích sức khoẻ đáng kinh ngạc cho bé. Mặc dù đây không phải là biện pháp bảo vệ bé tránh những viêm nhiễm sau này nhưng những bé được bú đầy đủ sẽ ít bị nhiễm bệnh hơn những bé khác do trong sữa mẹ có những loại kháng thể chống các vi khuẩn và vi rút nguy hiểm.

Để tránh những cơn cảm cúm ở trẻ, mẹ hãy chịu khó cập nhật những thông tin về lịch tiêm chủng, vắc xin và tham gia những buổi tư vấn từ những bác sĩ nhi có nhiều kinh nghiệm trong ngành trước khi đưa ra quyết định bảo vệ và phòng chống bệnh cho bé.

Ngọc Anh/ Tổng hợp.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI