Trẻ sơ sinh thường xuyên thức dậy vào ban đêm sẽ thông minh hơn

Rất nhiều mẹ mệt mỏi và lo lắng khi trẻ thường xuyên thức dậy trong đêm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này hoàn toàn bình thường và mẹ không cần phải lo lắng. Việc ngủ xuyên đêm ở trẻ sơ sinh mới là điều đáng lo lắng và các bà mẹ nên thay đổi tư duy về vấn đề này. 1. Tại sao trẻ thường xuyên dậy trong đêm?

banner ads

Trẻ thường xuyên dậy trong đêm

Vào ban đêm, trẻ thường có thói quen dậy khóc lóc, rên rỉ và chọc phá cha mẹ. Đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi, chúng thường có xu hướng tỉnh dậy và đòi mẹ, nếu không được đáp ứng nhu cầu bú hoặc ôm ấp, trẻ sẽ khóc và gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của cả hai. Điều này khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng vì cho rằng con sẽ chậm phát triển do giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là quá trình phát triển hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ và chúng dậy vào ban đêm vì chúng muốn thế. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, giấc ngủ của trẻ rất ngắn, khoảng 60 phút/lần và chúng sẽ tỉnh dậy vào những khoảng thời gian trống. Đôi khi, các giấc ngủ và khoảng cách tỉnh dậy khá gần nhau nên chúng chỉ ọ ẹ một chút và ngủ tiếp, ngược lại, có những giai đoạn trẻ sẽ tỉnh dậy và khóc, đòi ti để được ngủ tiếp.

Các chuyên gia cũng giải thích, ngay cả người lớn cũng thường xuyên tỉnh dậy ban đêm. Tuy nhiên, điểm khác biệt là người lớn sẽ ngủ 90 phút/lần, mỗi lần tỉnh giấc họ cố gắng ép mình ngủ tiếp và dễ dàng rơi vào giấc ngủ. Ngoài ra, một số người sẽ không nhận thấy mình tỉnh dậy vào ban đêm do khoảng cách các giấc ngủ khá gần nhau.

banner ads

2. Trẻ ngủ xuyên đêm có thực sự tốt?

Nếu trẻ thức giấc vào ban đêm không hề gây hại như nhiều người nghĩ, vậy việc trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm ngay từ tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 liệu có thực sự tốt?

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh từ 9 - 18 tháng tuổi vẫn còn rất non nớt. Não bộ của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và mới đạt được 25%. Như vậy, theo quy luật phát triển tự nhiên trẻ sẽ không ngủ được xuyên đêm và thường xuyên dậy vào ban đêm khoảng 2 - 3 lần. Vì vậy, việc luyện cho trẻ tự ngủ xuyên đêm sẽ cản trở sự phát triển tự nhiên của não bộ. Bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh thường xuyên dậy vào ban đêm sẽ thông minh, biết cảm thông hơn so với những trẻ ngủ xuyên đêm.

Chưa kể, trẻ ngủ xuyên đêm được chủ yếu là do bố mẹ tìm cách ép chúng ngủ. Vì vậy, trong quá trình ngủ, hormone ức chế sẽ tăng lên trong cơ thể trẻ.

3. Tại sao trẻ thức vào ban đêm hay khóc to?

Trẻ sẽ khóc to nếu tỉnh dậy vào ban đêm

Vấn đề nằm ở chỗ, khi trẻ tỉnh dậy vào ban đêm chúng thường khóc to gây lo lắng cho cha mẹ, vì nghĩ rằng trẻ gặp vấn đề rắc rối như đói hoặc thiếu canxi chẳng hạn. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng đây là điều hoàn toàn bình thường. Khóc là cách trẻ giải tỏa cảm xúc và trẻ muốn được cha mẹ nâng niu, vỗ về. Trong những tình huống như thế này, mẹ hãy nhẹ nhàng ôm bé, cho bé ti, xoa lưng để bé tiếp tục đi vào giấc ngủ.

4. Khi nào bé có thể ngủ xuyên đêm?

Mẹ hãy hiểu rẳng, trẻ có thể ngủ xuyên đêm và trẻ ngủ xuyên đêm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Với trẻ từ 0 - 18 tháng tuổi, trẻ có thể ngủ xuyên đêm hoặc không ngủ xuyên đêm là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng trẻ từ 2 tuổi trở lên cần phải ngủ xuyên đêm để phát triển chiều cao, não bộ tốt nhất.

Tuy nhiên, việc ngủ xuyên đêm không có nghĩa là bé không tỉnh giấc lần nào trong đêm. Bé vẫn tỉnh dậy và tự ngủ ở những bé lớn hơn, bé nhỏ hơn cần được mẹ ru để chìm vào giấc ngủ ngay sau đó.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI