Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Có trên 90% trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh lý thuở sơ sinh, khi não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

banner ads

Rất nhiều bà mẹ lo lắng khi thấy con hay giật mình vào ban đêm mà không hiểu nguyên nhân tại sao. Nếu bạn là một trong số này và muốn biết điều gì đang xảy ra với con, hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!

47560-tre-so-sinh-hay-giat-minh-1.jpg

Rất nhiều bà mẹ lo lắng khi thấy con hay giật mình vào ban đêm mà không hiểu nguyên nhân tại sao

Khi ngủ, trẻ sơ sinh có thể giật mình chỉ sau những khoảng chợp mắt ngắn ngủi hoặc giật mình do một tiếng động đột ngột. Nhiều bố mẹ tự hỏi trẻ sơ sinh hay giật mình liệu có nguy hiểm hay không. Và câu trả lời của các chuyên gia là không.

Trẻ sơ sinh mang trong mình những phản xạ mang tính bản năng và nguyên thủy, còn gọi là phản xạ moro. Nó sẽ giúp trẻ thích nghi và điều chỉnh trước các tình huống khác nhau.

Bạn sẽ thấy phản xạ của trẻ khi người khác dùng tay đập mạnh lên giường, nơi bé đang nằm hoặc dùng máy hút bụi trong phòng. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ thính lực của trẻ phát triển tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy trẻ sơ sinh hay giật mình khi có các tác động sau:

- Tiếng bước chân chạy

- Tiếng chuông điện thoại

- Tiếng đồ vật rơi trên sàn

- Nằm mơ trong lúc ngủ

- Tiếng la hét của các trẻ nhỏ khác

- Đám đông lớn

- Tiếng tắt hoặc bật ti-vi

Nếu không chắc chắn trẻ sơ sinh có phản xạ giật mình, hãy thử dang rộng tay chân bé và nâng cao cổ để kiểm tra.

Nói chung phản xạ giật mình của trẻ sơ sinh khá rõ ràng và thường sẽ biến mất theo thời gian khi bé tròn 6 tháng tuổi. Các trẻ sinh non được sinh ra sau tuần 28 là những trẻ sơ sinh hay giật mình trong lúc ngủ và thậm chí giật mình cả khi không ngủ.

Sau cùng, nếu bạn bất an khi thấy trẻ sơ sinh hay giật mình và có những dấu hiệu khác thường, hãy tìm đến các bác sĩ Nhi để được chẩn đoán và điều trị.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI