Trẻ mắc bệnh ngoài da, mẹ nên chăm sóc như thế này mới đúng

Làn da trẻ sơ sinh mỏng manh, nhạy cảm nên dễ gặp các vấn đề về da như ngứa, rôm sẩy, chàm, hăm tã. Vì vậy, việc chăm sóc da cho trẻ trong giai đoạn này rất quan trọng để giúp làn da phục hồi và "tạm biệt" bệnh tật.

banner ads

46921-nguyen-nhan-gay-ra-benh-rom-say-va-cach-dieu-tri-cho-tre-2.jpg

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh ngoài da

1. Không tắm xà bông cho trẻ

Khi trẻ bị bệnh ngoài da, các mẹ nên loại bỏ xà bông khỏi danh sách cần thiết khi tắm. Trong xà bông có các chất hóa học có thể gây kích ứng da và làm tình trạng viêm da trở nên nặng hơn. Mẹ cũng có thể hoàn toàn yên tâm, không tắm cho trẻ bằng xà bông cơ thể trẻ vẫn được vệ sinh sạch sẽ và an toàn.

2. Cân nhắc khi sử dụng nước lá

Một số loại nước lá dùng để tắm như trà xanh, cỏ cáy, nhọ nồi, hoa cúc... thường được các mẹ truyền miệng nên tắm cho trẻ khi trẻ bị viêm da hoặc rôm sẩy. Tuy nhiên, không phải loại lá nào cũng phù hợp với cơ địa và làn da của trẻ.

Điển hình như trà xanh có tính axit cao có thể bào mòn da, khiến tình trạng viêm da của trẻ nặng hơn. Tuy nhiên, một số trẻ lại hợp với trà xanh và có thể trị hết rôm sẩy. Do đó, mẹ nên thử tắm cho trẻ 1 lần, nếu thấy tình trạng da dịu đỏ, giảm sưng tấy, viêm thì có thể dùng nước lá tắm thay xà bông.

Ngược lại, nếu trẻ có dấu hiệu rôm sẩy, đỏ, dị ứng nhiều hơn thì cần ngưng và đổi loại nước lá khác.

3. Nói không với phấn rôm

46922-su-dung-phan-rom-dung-cach.jpg

Nói không với phấn rôm

Một số mẹ quan niệm rằng, phấn rôm sẽ làm mát, khô vùng da ẩm ướt và hút ẩm nên làn da trẻ sẽ sạch, khô thoáng và hạn chế tình trạng rôm sẩy, viêm da. Tuy nhiên, thực tế, phấn rôm sẽ làm bít lỗ chân lông, khiến làn da không được 'thở", tình trạng rôm sẩy, viêm da nặng hơn nếu bôi trực tiếp phấn rôm lên vết thương hở hoặc vùng da đang bị tổn thương.

Đặc biệt, với những trẻ bị hăm tã, bôi phấn rôm sẽ khiến phần mông bị lở loét nhiều và nặng hơn.

4. Chỉ sử dụng thuốc theo đơn

Mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc ngoài da để bôi lên vùng da tổn thương của trẻ. Các loại thuốc bôi ngoài da không hoàn toàn an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh. Nó có thể gây lên tình trạng mãn tính ở da và khó điều trị.

Đối với trường hợp da bị tổn thương nhỏ, mẹ chỉ cần kiên trì vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, mặc quần áo rộng, mát, bôi một số thuốc nhẹ như thuốc mỡ để làm dịu da là được. Đối với trường hợp vùng tổn thương rộng và nặng thì nên đưa tới bác sĩ để đặc thăm khám, chuẩn đoán bệnh và sử dụng thuốc hợp lý.

5. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tắm cho bé

Nếu trường hợp bé bị lở loét nặng, vùng tổn thương trên da nặng mẹ không nên tự ý tắm ngay cho bé. Mẹ chỉ nên lau người cho bé bằng nước ấm, sau đó cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được tư vấn về việc tắm đúng cách sao cho không gây tổn thương tới da trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI