Trẻ bị thiếu máu khi sốt, bác sĩ nói gì?

Khi trẻ bị sốt và làm các xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo tình trạng bé bị thiếu máu. Một số mẹ sẽ vô cùng hoang mang lo lắng và bổ sung thêm các loại vitamin, thực phẩm chức năng cho trẻ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ điều này không cần thiết.

banner ads

1. Vì sao trẻ thiếu máu khi bị sốt?

Trẻ thường thiếu máu khi bị sốt

Trước tiên mẹ cần hiểu vì sao trẻ bị sốt? Thông thường, các mẹ sẽ thấy con có các triệu chứng viêm họng, ho, chảy nước mũi và cuối cùng là sốt. Như vậy, để cơ thể "nóng" lên hay còn gọi là sốt, các bộ phận mũi, họng sẽ làm việc trước.

Thứ nhất, khi vi khuẩn, virus tấn công, hàng rào chặn khuẩn là lông mũi, nước mũi sẽ hoạt động hết công suất để tống virus hoặc vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bé hay có triệu chứng hắt hơi liên tục và chảy nước mũi. Trong đó, lông mũi sẽ ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus, nước mũi sẽ làm ẩm khoang mũi và xoang.

Thứ hai, nếu vi khuẩn tấn công mạnh hơn thì trẻ bắt đầu viêm họng. Vi khuẩn tạo ổ trong mũi họng đến mức cơ thể sẽ báo hiệu cho bạch cầu "xuất trận" bằng các trận sốt. Như vậy, sốt là một triệu chứng rất bình thường của cơ thể và nó buộc phải xuất hiện khi cơ thể bị tấn công. Điều này đồng nghĩa, hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động rất tốt và cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ sốt.

Đặc biệt, khi bạch cầu "xuất trận", các mạch máu sẽ phình ra (đang vận chuyển bạch cầu) vì vậy, khi làm xét nghiệm các mẹ sẽ nhận được thông báo trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt. Điều này là hiển nhiên và không có gì đáng lo ngại.

Nguyên nhân, khi bạch cầu tăng cao để kháng lại vi khuẩn, hồng cầu sẽ giảm để nhường chỗ cho bạch cầu phát triển. Vì hồng cầu giảm nên xét nghiệm sẽ thông báo thiếu máu, thiếu sắt và tình trạng này sẽ hết khi trẻ khỏi bệnh .

2. Có nên cho trẻ uống thuốc sắt, thực phẩm chức năng khi bị sốt?

Không nên vội vàng cho trẻ uống thuốc bổ khi bị sốt

Khi bị sốt, cơ thể đang huy động hệ miễn dịch để tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, khi trẻ bị sốt, mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống thêm sắt hay bất kỳ thực phẩm chức năng nào. Nếu mẹ cho uống nghĩa là "nối giáo cho giặc", vì vi khuẩn, virus có hại rất "háu ăn", chúng sẽ "ăn" các chất bổ trước, sau đó mới tới vi khuẩn có lợi "ăn'. Do đó, con có thể hạ sốt nhanh nhưng tình tình trạng ho, chảy nước mũi sẽ dai dẳng hơn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi trẻ sốt cha mẹ không nên vội vàng cho trẻ uống thuốc hạ sốt, đặc biệt trẻ sốt dưới 39 độ. Với trẻ sốt trên 39 độ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa để làm xét nghiệm tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị tốt nhất.

3. Nên làm gì khi trẻ ho, chảy nước mũi, sốt?

Việc dùng viên hạ sốt cực kỳ hạn chế và chỉ sử dụng trong trường hợp sốt quá cao. Vì thuốc hạ sốt cũng như "lính đánh thuê", chúng sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi, đó là lí do khi trẻ ốm dậy trẻ thường mệt mỏi hơn bình thường (trong trường hợp uống kháng sinh). Còn nếu trẻ tự hết sốt không dùng thuốc, trẻ sẽ trông khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Do đó, với trẻ sốt, ho dưới 39 độ, mẹ có thể:

- Cho trẻ uống nước đá lạnh với trẻ bị ho để làm giảm sưng tấy và đau cổ họng hoặc cho trẻ ngậm mật ong, chanh, đường phèn làm dịu đau họng.

- Với trẻ chảy nước mũi có thể rửa sạch mũi bằng nước biển sâu hoặc nước muối sinh lý ngày 1 lần. Không lạm dụng vì sẽ gây khô mũi.

- Với trẻ sốt, cho trẻ da tiếp da (với trẻ còn bú mẹ), bú mẹ liên tục, uống nhiều nước, ăn thực phẩm lỏng, cho trẻ vui chơi, nghỉ ngơi như bình thường.

- Với trẻ ho ra đờm hoặc nước mũi xanh đặc, mẹ không cần lo lắng, chỉ cần giúp con giảm đau họng, rửa mũi là được. Vì các loại đờm nhớt thực chất là xác vi khuẩn, virus và xác của bạch cầu. Khi cơ thể có dấu hiệu ho rũ rượi, đờm nhớt chảy nhiều nghĩa là bé sắp khỏi bệnh nhé.

- Mẹ cần kiên trì thực hiện phương pháp giảm sốt, trị ho ở trẻ theo dân gian để hạn chế tối đa tình trạng sử dụng kháng sinh ở trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI