Vậy điều này có đúng?
1. Nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ
Theo Tây y, nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus andenovirus hoặc do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu gây ra. Bệnh sẽ thường xuất hiện khi giao mùa như vào mùa hè đến cuối mùa thu. Khi thay đổi thời tiết, cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm và chưa kịp thích ứng nên dễ bị giảm sức đề kháng và nhiễm bệnh. Cùng với việc vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dụng cụ vệ sinh chung nên trẻ có nguy cơ bị viêm mắt đỏ rất cao.
Còn theo Đông y, trẻ bị đau mắt đỏ là do can phong nhiệt gây nên. Khi mắc bệnh, mắt trẻ thường đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, dử, cảm giác cộm, khó mở và sợ ánh sáng. Bệnh dễ lây lan, trẻ có thể bị một mắt mà lây lan sang mắt còn lại.
2. Có nên cho trẻ đau mắt đỏ ăn hải sản, rau muống, thực phẩm cay?
Để biết có nên cho trẻ ăn các thực phẩm trên hay không, chúng ta sẽ cùng phân tích qua một vài ưu, nhược điểm mà những thực phẩm trên mang lại. Trong đó:
- Rau muống được coi là một trong những món ăn thông dụng, được nhiều người biết đến. Ngoài việc là món ăn, rau muốn còn là thuốc chữa bệnh. Vì vậy, việc kiêng rau muống hoàn toàn khi bị đau mắt đỏ không hoàn toàn đúng. Trong rau muống chứa rất nhiều vitamin B1, B2, đây đều là những dưỡng chất cần thiết và tốt cho mắt. Do đó, việc sử dụng rau muống với lượng vừa phải, điều độ, khoa học hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới việc trẻ bị đau mắt đỏ.
- Hải sản: là một trong những thực phẩm giàu protein và cần thiết cho sự phát triển não bộ. Đặc biệt, các loại hải sản như cá béo rất giàu axit béo omega 3, đây là chất tốt cho thị lực của mắt. Chưa kể, tôm cua giàu vitamin A rất tốt cho mắt trẻ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn hải sản thường xuyên có thể cải thiện tình trạng thoái hóa điểm vàng của mắt khi về già. Như vậy, việc kiêng hải sản trong thời gian trẻ bị đau mắt có thể làm thiếu hụt đi lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ. Nếu mẹ lo ngại, có thể cho trẻ ăn với số lượng vừa phải, tuần ăn từ 3 - 4 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Thực phẩm cay nóng như tiêu ớt là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Thậm chí, gia vị này có thể sử dụng với số lượng vừa phải khi nấu ăn cho trẻ trong các món cần khử mùi tanh hoặc tăng gia vị. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc sử dụng nhiều gia vị cay nóng có thể gây kích thích mắt khiến mắt có xu hướng đau và gây khó chịu cho trẻ. Như vậy, mẹ có thể loại bỏ gia vị cay nóng ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ muốn ăn, mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn một chút và hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới mắt.
Với các mẹ đang nuôi con sữa mẹ hoặc trẻ ăn dặm hoàn toàn không cần quá lo lắng khi ăn thực phẩm cay nóng. Điều quan trọng, các mẹ ăn với lượng vừa phải, vừa đủ để tạo hương vị cho món ăn, không ăn nhiều và thường xuyên.
Yeutre.vn (Tổng hợp)