TP.HCM: Cảnh báo bệnh nhi mắc Bệnh tay- chân- miệng tăng cao

Theo cảnh báo của Trung tâm Y tế Dự Phòng, vào những tháng nắng - mưa thất thường như hiện nay, bệnh bệnh tay-chân miệng sẽ tiếp tục tăng cao.

banner ads

Khoa Nhiễm- Thần Kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 hiện đang tiếp nhận hơn 140 trẻ bị bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị, trong đó, có một số ca bệnh nặng, trẻ phải thở máy trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Các trường hợp này chủ yếu là do người nhà lơ là, chủ quan, không đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi có những biểu hiện bất thường hoặc nhập viện khi bệnh đã có những biến chứng nặng.

33752-tay-chan-minge-1.jpg

Mùa tựu trường, nhiều trẻ tập trung tại các trường có thể tạo cơ hội cho bệnh lây lan.

Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần lưu ý những biểu hiện ban đầu của tay chân miệng là sốt, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng, trẻ quấy khóc, không chịu bú. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề như viêm não hay chậm phát triển trí tuệ.

banner ads

33747-tay-chan-mieng-2.jpg

Bệnh viện đang trở nên quá tải vì số lượng bệnh nhân nhập viện ngày càng tăng cao.

Cách phòng bệnh tốt nhất là rửa tay bằng xà phòng thường xuyên cho trẻ và cả người chăm trẻ. Hiện, ngành Y tế đang tăng cường biện pháp truyền thông phòng, chống dịch thông qua nhiều hình thức.

Vào những tháng nắng - mưa thất thường như hiện nay, các bệnh viện (BV) nhi ở TP HCM thường bị quá tải. Trong khi các bệnh về hô hấp, tiêu hóa đang gia tăng thì nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đã được báo động.

33748-tay-chan-mieng-3.jpg

Nhà trường cần phải đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay- chân- miệng đặc biệt trong khau vệ sinh, rửa tay.

Theo các BS nhi khoa, tháng 9 sẽ là thời điểm đáng lo ngại bởi nhiều dịch bệnh có thể cùng tăng cao như sốt xuất huyết, tay chân miệng, hô hấp…

33749-tay-chan-mieng-4.jpg

33750-tay-chan-mieng-5.jpg

33751-tay-chan-mieng-6.jpg

Người nhà bệnh nhân phải sống trong cảnh lao đao, người thì chen chúc đăng kí khám, người chăm con đang quấy khóc, thậm chí là nằm ngoài hành lang.

“Thời điểm nhập học, nhiều trẻ tập trung tại các trường có thể tạo cơ hội cho bệnh lây lan. Bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ tăng vì đỉnh dịch thường nằm ở cuối mùa mưa. Tuy nhiên, nhiều trẻ chưa đi học cũng mắc tay chân miệng vì bị lây truyền từ phụ huynh.

Do vậy, cha mẹ nên hết sức lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc con. Nếu trẻ sốt đến ngày thứ hai hoặc sốt quá cao mà không hạ dù đã dùng thuốc thì cần đưa đến BV ngay” - BS Trương Hữu Khanh (Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1) khuyến cáo.

Theo PN

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI