Dưới đây là những loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm chì cao mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn.
1. Rau muống
Rau muống là một trong những loại rau ăn lá có nguy cơ nhiễm chì rất cao do chứa nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Trẻ em ăn nhiều ra muống sẽ có nguy cơ bị ngộ độc chì như nôn mửa, co giật, ảnh hưởng tới trí não của trẻ. Các loại rau muống nhiễm chì thường có thân to hơn bình thường, lá màu xanh đen do hấp thụ nhiều kim loại nặng, sau khi luộc, rau có màu xanh nhạt, khi nguội thì nước chuyển sang màu xanh đen và có kết tủa đen.
Do đó, nếu muốn cho trẻ ăn rau muống, mẹ cần chọn rau muống rõ nguồn gốc, an toàn hoặc tự gieo trồng hạt rau muống cho trẻ ăn.
2. Trứng vịt bắc thảo
Trứng vịt bắc thảo từng được coi là quả trứng "trăm năm" hoặc trứng "ngàn năm" vì chuyển màu và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trứng vịt bắc thảo có tắc dụng kích thích sự thèm ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm axit trong dạ dày và làm hạ huyết áp, cầm tiêu chảy, cầm máu, sạch ruột...
Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng đó, trứng vịt bắc thảo vẫn chứa một lượng chì nhất định, nếu cho trẻ ăn thường xuyên sẽ có nguy cơ nhiễm độc chì gây mất ngủ, thiếu máu, suy sụp tỉnh thần, giảm thông minh...
3. Ngao, ốc, hến
Các loại hải sản nằm sâu dưới tầng đáy của ao hồ đều có nguy cơ bị nhiễm chì nặng. Đặc biệt nếu ăn hải sản ở vùng nước bị ô nhiễm chì thì có nguy cơ ngộ độc chì và phải cấp cứu.
Ngoài các loại hải sản như ngao, trai, ốc, hến các loại cá như cá mè, cá trắm, cá trôi... nếu nuôi ở vùng sông nước, ao hồ nhiễm chì thì cũng có nguy cơ nhiễm chì cao. Khi ăn phải hải sản nhiễm chì trẻ sẽ có biểu hiện nóng lưỡi, họng, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, thở sau... nặng hơn thì hôn mê, ngưng thở, rối loạn ý thức...
4. Trứng muối
Tương tự như trứng bắc thảo, trứng muối cũng được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, bổ gan. Tuy nhiên, khi muối trứng, các nhà sản xuất thường cho thêm oxit chì để làm trứng chín. Khi lượng oxit chì nhiều có thể khiến người ăn bị nhiễm độc chì, kém ăn, viêm đường ruột, dạ dày, mất ngủ, đau nhức cơ thể...
Vì vậy, mẹ nên lựa chọn cơ sở muối trứng uy tín, lượng chì trong ngưỡng cho phép và nên cho trẻ ăn ít để tránh nhiễm độc chì.
5. Thực phẩm nuôi trồng ở vùng đất nhiễm chì
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau quả quốc gia, hiện nay, các thực phẩm bị nhiễm chì chủ yếu do môi trường ô nhiễm, nuôi trồng tại những nơi bị nhiễm độc, nhiễm chì. Trong đó, các thực phẩm phổ biễn dễ bị nhiễm chì như gạo, cam, quýt, thịt lợn, thịt bò...
Nhìn chung, cha mẹ nên tìm nguồn thực phẩm an toàn cho trẻ và gia đình, đồng thời, với các thực phẩm có nguy cơ nhiễm chì cao, hạn chế ăn nhiều để đảm bảo sức khỏe.
Yeutre.vn (Tổng hợp)