Đây là năm thứ ba liên tiếp Economist Intelligence Unit (EIU - một nhánh nghiên cứu của tạp chí uy tín The Economist) đã khảo sát và đưa ra danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Hồng Kông nằm vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2016
Singapore vẫn là thành phố đứng đầu trong danh sách này. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Singapore và hai thành phố tiếp theo trong bảng xếp hạng vẫn còn khá xa.
Zurich, Thụy Sĩ và Hồng Kông cùng nằm chung trong cuộc chạy đua ở vị trí thứ hai. Riêng Hồng Kông chỉ trong 12 tháng qua đã nhảy lên 7 bậc trong bảng xếp hạng.
London, New York và Los Angeles lần lượt ở vị trí thứ 6, thứ 7 và thứ 8. Riêng New York, đây là vị trí cao nhất kể từ năm 2002.
Theo báo cáo dựa trên một cuộc khảo sát hàng năm cho thấy trong bảng xếp hạng 133 thành phố đắt đỏ nhất về chi phí vận chuyển và tiện ích thì Singapore là thành phố đứng đầu danh sách này. Tất nhiên, dù bạn có chuyển sang các phương tiện giao thông công cộng khác thì mức phí cũng chẳng khá hơn là bao. Bởi lẽ so với thành phố New York, chi phí vận chuyển tại Singapore cao hơn gấp 2,7 lần. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm, Singapore là nơi cung cấp rẻ hơn so với các nước láng giềng ở châu Á như Seoul (đắt hơn 33%), Hồng Kông (đắt hơn 28%) và Tokyo (đắt hơn 26%). Ngoài ra, Singapore còn là thành phố tốt nhất thế giới (theo bình chọn của các du khách).
Đối với sự phát triển của các thành phố lớn ở Mỹ như New York và Los Angeles, các khoản chi phí đã tăng đáng kể từ năm 2011. Thực tế, giá dầu giảm và đồng đô la Mỹ tăng đã đẩy chi phí giảm xuống và tình trạng lạm phát trên khắp nước Mỹ chỉ còn ở mức tương đối thấp.
Dưới đây là danh sách 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2016:
1. Singapore
2. Zurich, Thụy Sĩ
3. Hồng Kông
4. Geneva, Thụy Sĩ
5. Paris
6. London
7. New York
8. Copenhagen, Đan Mạch
8. Seoul, Hàn Quốc
8. Los Angeles
Riêng tại châu Á, có 6 thành phố lọt vào top 10 cuối bảng trong cuộc khảo sát ở 133 thành phố. Bốn trong số các thành phố này đều ở Ấn Độ: New Delhi, Mumbai, Bangalore và Chennai. Đứng đầu danh sách này là thành phố Lusaka, thủ đô Zambia. Trong khi đó, Caracas đã bị đẩy xuống dưới vị trí thứ 10 mặc dù năm ngoái lọt top.
"Nếu tính các chi phí sinh hoạt bằng cách tỷ giá chính thức, Caracas sẽ đắt đỏ hơn gấp bốn lần so với New York. Ngược lại, nếu tính theo giá thị trường Caracas sẽ có mức phí thấp hơn gần 10 lần so với New York", EIU giải thích.
Dưới đây là top 10 thành phố nằm cuối bảng danh sách 133 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2016:
124. Damascus, Syria
124. Caracas, Venezuela
126. New Delhi
127. Almaty, Kazakhstan
127. Algiers, Algeria
127. Chennai, Ấn Độ
127. Karachi, Pakistan
131. Mumbai, Ấn Độ
132. Bangalore, Ấn Độ
133. Lusaka, Zambia
Chi phí tại các thành phố trên thế giới được EIU công bố hai lần một năm. Nó được sắp dựa trên sự so sánh của hơn 400 giá tiêu dùng cá nhân trên 160 sản phẩm và dịch vụ tại 133 thành phố, bao gồm thực phẩm, nước uống, quần áo, đồ gia dụng, đồ dùng chăm sóc cá nhân, tiền thuê nhà, vận chuyển, hóa đơn tiện ích, trường học tư nhân, giúp việc gia đình và các chi phí vui chơi giải trí. Tổng cộng, đã có hơn 50.000 giá tiêu dùng cá nhân được thu thập trong đợt khảo sát lần này.
Giá rượu vang trung bình ở Paris đã giảm chỉ còn 1,56 $. Hiện tại, mức giá này là 10,71 $ - rẻ hơn so với London và New York.
Vài năm trước đây, Geneva là thành phố châu Âu duy nhất trong top 10 trong danh sách những nơi 1 lít xăng không chì dưới 2 $. Hiện nay, giá dầu trên toàn cầu đã giảm và nơi có giá dầu đắt nhất là tại Hồng Kông với mức phí 1,76 $ mỗi lít.
Một ổ bánh mì 1 kg ở Hồng Kông có giá 4,36 $, trong khi đó tại Copenhagen là 3,23 $ và tại Seoul sẽ có giá 12,44 $.
Zurich, Thụy Sĩ đã thăng lên bậc thứ hai trong danh sách 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Riêng các quốc gia châu Âu đã chiếm đến một nửa danh sách này. Trong khi đó, năm qua do đồng đô la Úc giảm đã đẩy Sydney và Melbourne xuống vị trí thứ 20 và 21.
Singapore luôn giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng. Đối với các thành phố thuộc các quốc gia ít tài nguyên thiên nhiên, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng và các tài nguyên khác đã đẩy các hóa đơn tiện ích lên cao.
Cuối bảng danh sách 133 nước đắt đỏ nhất thế giới là Zambia Lusaka, tiếp theo là thành phố Bangalore và Mumbai của Ấn Độ.
Los Angeles đã nhảy lên 19 bậc để xếp hạng ở vị trí thứ 8 trong top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2016.
Cùng nằm chung vị trí thứ 8 là với Los Angeles là Seoul và Copenhagen. Báo cáo lưu ý rằng quần áo và chi phí cho các dịch vụ tiện ích ở thủ đô Seoul Hàn Quốc đặc biệt rất cao.
Các thành phố đắt đỏ nhất châu Âu bao gồm Zurich, Geneva, Copenhagen và London
New York đã tăng 42 bậc trong bảng xếp hạng trong vòng 5 năm qua.
London luôn ở thứ hạng cao nhất trong gần một thập kỷ qua. Đó là thành phố đắt đỏ nhất trong top 10 đối với cho mặt hàng thuốc lá.
Yeutre.vn
Nguồn: CNN