Tổng hợp những thông tin cần biết về niềng răng làm đẹp

Ngày nay, nhiều người lựa chọn niềng răng như một giải pháp tối ưu để khắc phục thẩm mỹ về những khiếm khuyết của bộ nhai. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về những nguy cơ của việc điều chỉnh này cũng như cách làm sao răng niềng được đẹp hơn.

banner ads

Trong phạm vi bài viết này xin đề cập đến các đối tượng, thời điểm, nguy cơ cũng như cách chăm sóc răng niềng ra sao để an toàn nhất. Cùng theo dõi nhé!

1. Những đối tượng nào nên và không nên niềng răng

Đối tượng cần được niềng răng:

27453-nieng-rang-3.jpg

Niềng răng đòi hỏi một kỹ thuật rất phức tạp và không phải ai cũng thích hợp để niềng răng.

banner ads

Những trường hợp chọn niềng răng để điều chỉnh chức năng và thẩm mỹ của bộ nhai thông thường là:

- Người bị sai lệch hoặc có nguy cơ sai lệch khớp cắn của bộ nhai.

- Người sai khớp cắn hoặc xương hàm do tai biến hoặc mắc bệnh lý.

Đối tượng không nên niềng răng:

Không phải bất cứ đối tượng nào cũng thích hợp để chọn giải pháp niềng răng giúp phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ. Nhóm đối tượng này bao gồm:

- Nhóm bệnh nhân đang mắc bệnh toàn thân nhất là toàn thân bị nhiễm trùng nặng.

- Nhóm người mắc các bệnh về máu.

- Nhóm bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần.

- Người có dấu hiệu tiến triển của những dạng viêm quanh răng.

Do vậy, chỉ khi thật cần thiết, giải pháp niềng răng sẽ là lựa chọn sau cùng cho mục đích thẩm mỹ và phục hồi chức năng nhai. Cần lưu ý đây hoàn toàn không phải là giải pháp giúp răng chắc khỏe hơn so với những phương pháp nha khoa khác. Chưa kể, còn đó là những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình niềng.

2. Thời điểm tốt nhất để niềng răng

Với trẻ em, việc niềng răng mang lại nhiều hiệu quả tốt hơn. Do vậy, sau khi mọc đủ răng, tức trẻ đã đủ 10-12 tuổi, nếu thấy răng bị lệch, hô… có thể chọn niềng răng ngay từ thời điểm này. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 12 đến 24 tháng tùy trường hợp.

Với người lớn, khả năng niềng răng phải được suy xét từ các bệnh lý đang mắc phải cũng như độ chắc của răng. Bên cạnh đó, khả năng phát triển xương hàm ở người trưởng thành hầu như đã dừng lại nên cần nhiều thời gian hơn. Thông thường, họ phải được nhổ răng trước khi được niềng răng nhưng hiệu quả cũng thấp hơn rất nhiều so với trẻ nhỏ.

3. Niềng răng mặt trong hay niềng răng mặt ngoài

27451-nieng-rang-1.jpg

Niềng răng mặt trong đòi hỏi khâu làm ra mắc cài rất kỹ lưỡng.

So với niềng răng mặt ngoài, niềng răng mặt trong đòi hỏi khâu làm ra mắc cài rất kỹ lưỡng. Để làm được mắc cài này, phải cần đến mẫu răng của bệnh nhân gửi đi nước ngoài và nhờ các chuyên gia tốt nhất để tạo ra mắc cài phù hợp. Đặc biệt, mắc cài này đều khác nhau với mỗi một bệnh nhân áp dụng phương pháp. Cũng chính vì vậy, niềng răng mặt trong bao giờ cũng đi kèm chi phí rất cao. Giá trung bình cho mỗi ca niềng răng trong khoảng 90 đến 120 triệu đồng/ca.

Niềng răng mặt trong

- Ưu điểm: Kỹ thuật cài mắc đơn giản, thời gian nắn chỉnh hàm ngắn.

- Nhược điểm: Mất thẩm mỹ và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Niềng răng mặt ngoài

- Ưu điểm: Đem lại tự tin cho người niềng răng trong giao tiếp vì tính thẩm mỹ cao hơn. Đồng thời, hiệu quả niềng răng cũng đảm bảo hơn.

- Khuyết điểm: Đòi hỏi kỹ thuật cài mắc phức tạp hơn, thời gian nắn chỉnh hàm lâu hơn.

4. Những rủi ro có thể gặp phải khi niềng răng

Chết tủy răng

27454-nieng-rang-4.jpg

Nếu niềng răng sai kỹ thuật và giải phẫu răng không cho phép sẽ khiến răng bị nghiêng hoặc răng thưa.

Trường hợp này có thể xảy ra nếu niềng răng sai kỹ thuật và giải phẫu răng không cho phép. Cụ thể, nó sẽ khiến răng bị nghiêng hoặc răng thưa. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn cản trở không nhỏ trong việc nhai, nuốt thức ăn do thường xuyên bị mỏi và đau khớp hàm.

Làm lộ chân răng

Với những nhân viên y tế không lành nghề và thiếu kinh nghiệm, có thể khiến hàm răng sau khi niềng bị lộ chân răng, khiến răng lung lay, viêm tủy và kéo dài thời gian điều trị.

Làm mặt biến dạng

Đối với những người đang trong độ tuổi phát triển mạnh, việc niềng răng có thể khiến xương hàm phát triển khác đi theo chiều hướng xấu. Chẳng hạn với người lệch xương hàm, sau sẽ lệch nhiều hơn, người có cằm dài về sau cằm sẽ dài hơn.

Răng rụng sớm hơn khi đến tuổi già

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu tay nghề của nhân viên y tế không thạo. Thêm vào đó, càng về tuổi già, người niềng răng trước đó càng dễ mắc các bệnh lý về bộ nhai nhiều hơn như nhai khó, đau khi nhai…

Tóm lại, mặc dầu hiện nay kỹ thuật niềng răng không thể gây nguy hiểm cho người dùng nhưng các biến chứng gặp phải hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế, khi lựa chọn nơi niềng răng hoặc trước khi đi đến quyết định niềng răng phải cân nhắc thật kỹ trường hợp của cá nhân để lường trước hậu quả có thể gặp phải.

5. Chế độ chăm sóc cầu kỳ sau khi niềng răng

27452-nieng-rang-2.jpg

Sau khi niềng răng chỉ được dùng thức ăn mềm và lỏng.

Trên thực tế, người niềng răng phải bỏ ra một chi phí không hề nhỏ và kiên nhẫn đợi từ 2-3 năm để có được hàm răng như ý. Trong thời gian này, họ cần phải tuân thủ một chế độ vệ sinh rất cầu kỳ từ cách chải răng theo đúng kỹ thuật cho đến việc kiêng các thức ăn dai, cứng. Chưa kể, những vướng víu và bất tiện kho phải sử dụng dụng cụ niềng răng trong một thời gian dài và phải đeo hàm duy trì một thời gian để giữ cho răng đạt được kết quả tốt nhất. Cụ thể:

- Để giảm bớt cảm giác đau nhức sau 3-5 ngày niềng răng: phải súc nước ấm pha muỗi loãng. Nếu thấy đau nhức kéo dài nên hỏi bác sĩ để dùng thuốc hoặc xem xét các biến chứng.

- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng: đánh răng ít nhất ngày 2 lần và buổi sáng và buổi tối. Có thể tăng cường đánh răng sau bữa ăn.

- Hàng ngày phải súc miệng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

- Ăn uống: tránh dùng đồ quá nóng hoặc quá lạnh và tuyệt đối không dùng đồ dai, đồ cứng.

Việc tuân thủ chế độ chăm sóc răng khắt khe này sẽ hỗ trợ việc điều chỉnh hàm tốt hơn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI