Sau đây là những thực phẩm cần thiết cho khả năng chống đỡ tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ.
1. Nước
Đối với trẻ em, nước đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất. Bạn cũng nên cho trẻ mang theo bình nước riêng khi đi học hoặc đi chơi ở ngoài trời vì bí quyết để đối phó với tình trạng không khí ẩm ướt trong mùa mưa chính là bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần.
Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội
2. Thức ăn hấp chín
Những thực phẩm lành mạnh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ chính là những thứ đã được hấp hoặc nướng trên vỉ. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn rán nhiều dầu, mỡ vì có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, khiến con bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm hấp, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ
3. Các chất chống ô-xy hóa
Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải tập trung nhiều vào những thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa. Điều này góp phần cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ tránh xa nhiều loại bệnh khác nhau. Nhóm thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa dành cho trẻ gồm có bí đỏ, bầu, các loại quả mọng…
Bí đỏ rất giàu chất chống ô-xy hóa
4. Nước ép tự làm tại nhà
Thay vì chọn mua những loại nước ép đóng hộp (vốn chứa nhiều đường và chất bảo quản) hoặc nước ép tại những hàng quán ở ngoài đường (không đảm bảo về chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh), bạn nên tự làm các loại nước ép cho con mình mỗi ngày. Loại đồ uống này giàu các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động miễn dịch của cơ thể, giúp phòng tránhcác căn bệnh nhiễm khuẩn lây lan qua đường nước.
Nên tự làm nước ép tại nhà cho trẻ dùng
5. Trái cây
Trái cây nằm trong nhóm những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển lành mạnh về thể chất của trẻ. Bạn nên tăng cường thêm trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và tập cho chúng ăn những loại trái cây giàu dinh dưỡng, dễ nhai và nuốt như chuối, đu đủ, xoài, bơ, táo, lê…
Nên tăng cường trái cây vào thực đơn hàng ngày của trẻ
6. Rau xanh
Cũng giống như trái cây, rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ em, góp phần ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp. Tuy nhiên, bạn cần phải rửa rau thật sạch trước khi chế biến món ăn cho trẻ nhằm hạn chế lượng tồn dư của thuốc trừ sâu bám trên rau, vốn có thể gây hại cho cơ thể non nớt của trẻ.
Rau xanh giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp
7. Thức ăn nấu chín
Không nên cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi tiêu thụ những thức ăn sống hoặc chín tái, đặc biệt là những món có thịt hay trứng nếu chưa được nấu chín hoàn toàn thì vẫn có khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ thức ăn vào cơ thể của trẻ. Do đó, khi chế biến các món ăn cho con mình, bạn nên để cho món ăn chín hoàn toàn mới tắt bếp.
Tránh cho trẻ ăn thực phẩm còn tái
8. Các sản phẩm từ thịt
Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn từ những loại thức ăn có chứa thịt, bạn cần nấu chín kỹ. Tránh cho trẻ ăn trứng hoặc hải sản chưa chín hoàn toàn nhằm ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tiêu hóa.
Cho trẻ ăn thịt đã nấu chín kỹ
9. Thực phẩm giàu vitamin C
Đây là nhóm thực phẩm có lợi cho hoạt động phòng ngự của hệ miễn dịch trước sự tấn công của mầm bệnh. Trẻ cần được ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như nhóm trái cây có họ cam, quít, ki-wi,… để giữ gìn sức khỏe và cải thiện hoạt động miễn dịch.
Thực phẩm giàu vitamin rất tốt cho trẻ
10. Thuốc bổ
Nếu muốn cho trẻ dùng thuốc bổ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để loại thuốc phù hợp với thể trạng và sức khỏe của con mình cũng như cách sử dụng và liều lượng thích hợp. Thuốc bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp trẻ có thể sức đề kháng để phòng tránh bệnh lây nhiễm hiệu quả hơn.
Ngoài những thực phẩm nên dùng nêu trên, bạn cần chú ý không cho trẻ ăn những thức ăn chứa quá nhiều dầu, mỡ (chiên, xào ), hay có nhiều đường, màu sắc sặc sỡ và tuyệt đối tránh xa những món ăn bán ở ngoài hàng quán, lề đường.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ uống thuốc bổ
Theo PNO