Thú vị cách mẹ Nhật dạy con trai 9 tuổi tránh cạm bẫy trên mạng

Tự đặt ra những tình huống có thể gặp phải khi dùng Internet, bà mẹ Nhật Bản giúp con trai hiểu rõ thế giới mạng luôn tiềm ẩn nguy cơ khó lường.

banner ads

Một bà mẹ ở Nhật có tên tài khoản Twitter là Toppinpararin chia sẻ các cuộc trò chuyện giữa mình và con trai 9 tuổi về Internet thu hút sự chú ý của cộng đồng.

19568-me-nhat-1.jpg

Chia sẻ của bà mẹ nickname Toppinpararin thu hút hàng chục nghìn lượt share.

Nội dung đoạn hội thoại được Toppinpararin chia sẻ như sau:

"Gần đây, con trai 9 tuổi của tôi bắt đầu dùng máy tính cá nhân. Vì thế, tôi nói chuyện với nó về những điều đáng sợ của Internet.

Tôi: Ai đó gửi con một e-mail đính kèm hình ảnh một cô gái con không quen. Cô ấy rất dễ thương.

Con trai: Thật chứ?

Tôi: Và càng nói chuyện, con càng thích cô ấy.

Con trai: Dạ...

Tôi: Nhưng hóa ra "những cô gái" ấy thực ra lại là những bà cụ.

Con trai: Cái gì cơ?!?".

Bài học rút ra: Sự thật luôn khiến trẻ em tổn thương nhưng chẳng bao giờ là quá sớm để dạy con về mặt trái của xã hội

"Tôi: Con lại nhận một e-mail từ cô gái dễ thương.

Con trai: Lại nữa sao ạ?

Tôi: Sau đó, hai người nói chuyện qua điện thoại. Giọng cô ấy cũng thật đáng yêu

Con trai: Ồ!

Tôi: Cô gái nói với con rằng cô ấy sẽ chỉ con cách kiếm tiền thật dễ dàng và muốn con chờ cô ta tại địa điểm nào đó. Con đến nhưng không gặp cô ta mà chỉ thấy một người đàn ông lạ mặt. Ông ta đưa cho con một thẻ ghi nợ và số pin, bảo con đến máy ATM rút tiền, hứa sẽ cho con 30 nghìn yên sau khi xong việc.

Con trai: Nhiều tiền thế ạ?

Tôi: Ừ, nhưng khi con rút tiền và chuẩn bị rời đi, cảnh sát đến bắt con vì đã phạm tội.

Con trai: Sao lại thế ạ?".

Bài học rút ra: Tại một số thời điểm nhất định, chúng ta cần hiểu rằng tiền trên trời rơi xuống luôn "khuyến mại" những cuộc hỏi thăm của cảnh sát.

"Tôi: Một cô gái dễ thương gửi tin nhắn cho con và...

Con trai: Thôi mẹ đừng lừa con nữa nha!

Tôi: Cô ấy rất đẹp và muốn gặp con. Vì thế, con lên kế hoạch về địa điểm và thời gian gặp mặt.

Con trai: Cô ấy có thật chứ ạ?

Tôi: Cô gái mời con đến thăm quan một cuộc triển lãm nơi cô ấy làm việc và ép con mua những bức tranh con không thích. Cuối cùng, con bỏ ra một triệu yên để mua một tác phẩm rác rưởi.

Con trai: Con sẽ không bao giờ tin ai nữa".

Bài học rút ra: Cuộc trao đổi nhẹ nhàng sẽ giúp cậu bé hiểu rằng thế giới ảo tiềm ẩn nhiều cách thức lừa đảo không ngờ. Nếu không cẩn thận khi kết bạn qua mạng, thiệt hại không chỉ dừng lại ở vật chất tiền bạc.

"Tôi: Con nhìn thấy vài hình ảnh cô gái khỏa thân nóng bỏng trên mạng và nhấp chuột vào đó.

Con trai: Ồ, con không biết về chúng...

Tôi: Sau đó, một cảnh báo đột nhiên hiện ra: "Cảm ơn bạn đã mua hàng! Nếu không thanh toán 50 nghìn yên trong vòng 3 ngày, bạn sẽ bị bắt". Con sẽ trả tiền chứ?

Con trai: Tất nhiên ạ!

Tôi: ... Chặng đường chúng ta phải đi còn dài lắm.

Con trai: Tất cả các web khiêu dâm đều lừa người xem như thế ạ?

Tôi: Không phải tất cả nhưng con dễ bị lừa nếu con không biết mình đang làm gì. Và lẽ ra con thậm chí còn không nên liếc nhìn những hình ảnh đó.

Con trai: Con sẽ tìm hiểu chúng khi con lớn ạ?

Tôi: Ừ, nhưng chúng ta có một giáo sư luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của con ngay tại nhà đấy.

Con trai: Ai ạ?

Tôi: Bố con".

Bài học rút ra: Phụ huynh nên là người hướng dẫn và định hướng cho con các kiến thức sinh lý và tình dục an toàn thay vì để chúng tự tìm hiểu qua các trang web khiêu dâm.

Theo ngoisao

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI