1. Vị trí của thóp
Trên đầu của bé sẽ có hai thóp: thóp trước và thóp sau. Trong đó, thóp trước nằm giữa xương trán và xương đỉnh đầu, thóp sau nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.
Khi trẻ mới sinh, mẹ sẽ thấy thóp trước và sau rất mềm. Thóp trước phập phồng theo các mức độ khác nhau. Một số trẻ sẽ liền thóp sớm, một số sẽ liền thóp sau 1 tuổi.
2. Tác dụng của thóp
Mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng, thóp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thóp là một phần của hộp sọ và là màng bảo vệ hộp sọ. Khi mẹ sinh thường thóp sẽ điều chỉnh độ mềm dẻo cho hộp sọ để đầu em bé có thể đi quả ngả âm đạo dễ dàng hơn.
3. Thóp trẻ sơ sinh lõm có đáng lo?
Thông thường, thóp sẽ phập phồng và đôi khi nhô cao một chút so với đỉnh đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện thấy thóp có vẻ lõm hơn bình tường thì có thể trẻ đang thiếu nước do bị tiêu chảy, nôn, tình trạng suy dinh dưỡng nặng. Trong trường hợp này cần đưa trẻ đi bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Một số trường hợp mẹ sẽ thấy thóp của trẻ nhô cao hơn bình thường có thể do nội sộ tăng áp lực, viêm màng não, úng não thủy hoặc huyết áp.
4. Mẹ có thể chạm vào thóp của trẻ?
Mẹ vẫn có thể chạm tay vào thóp của trẻ, tuy nhiên mẹ lưu ý nên hạn chế chạm tay vào thóp và phải nhẹ nhàng nếu muốn chạm vào để tránh tình trạng làm tổn thương thóp. Chưa kể, cần tránh mọi va đập giữa thóp và đồ vật để bảo vệ thóp. Mẹ cũng có thể đội mũ cho trẻ để bảo vệ thóp.
5. Thóp đóng sớm có nguy hiểm?
Thóp đóng sớm không hề là tin vui nhé mẹ, vì lúc này có thể do tình trạng cốt hóa quá sớm. Hộp sọ có thể không tiếp tục phát triển và ảnh hưởng tới sự phát triển của đại não.
Mẹ cần biết, trung bình trẻ mất khoảng 14 tháng để đóng thóp, vì vậy nếu trẻ đóng sớm hơn nhiều so với thời gian "chuẩn" mẹ cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ ngay.
Nhìn chung, thóp trẻ sơ sinh bị lõm hay phồng, đóng quá sớm hay quá muộn mẹ cũng cần phải theo dõi và cho trẻ đi thăm khám kịp thời.
Yeutre.vn (Tổng hợp)