Tất tần tật những điều mẹ muốn biết về bệnh rôm sẩy ở trẻ

Rôm sẩy là bệnh ngoài da khá phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, nếu mẹ không trang bị kiến thức chăm sóc trẻ tốt khi bị rôm sẩy có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn như bội nhiễm, viêm da.

banner ads

1. Vì sao trẻ bị rôm sẩy

48858-tre-bi-rom-say-phai-lam-sao-1.jpg

Vì sao trẻ bị rôm sẩy

Một trong những nguyên nhân chính gây rôm sẩy ở trẻ là các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Theo các bác sĩ, hầu hết tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh nên rất dễ bị tắc nghẽn. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, mô hôi đổ nhiều nhưng chưa kịp khô dẫn tới tắc nghẽn tuyến mồ hôi và gây ra tình trạng rôm sẩy.

2. Bé bị rôm sẩy nhiều hơn vào mùa nóng

Đúng vậy. Vào mùa nóng và thời tiết hanh khô nóng khiến trẻ dễ bị rôm sẩy hơn do làn da nhạy cảm, cộng thêm tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên, ngay cả khi thời tiết không nóng, trẻ vẫn có nguy cơ bị rôm sẩy cao hoặc trẻ mặc quần áo quá chật nóng, bị sốt cao hay trong lồng ấp cũng có thể gây ra tình trạng nghẽn tuyến mồ hôi và bị rôm sẩy.

3. Rôm sẩy thường xuất hiện ở đâu trên cơ thể trẻ?

Vùng da đầu, cổ, vai, ngực, lưng hoặc háng, mông là những vị trí rôm sẩy mọc nhiều nhất. Trong đó, chủ yếu là đầu và phần lưng, ngực. Rôm sẩy có thể mọc thành mảng dày, nổi mụn đỏ nếu tình trạng trở nên nặng hơn.

Nó sẽ gây cảm giác nóng rát, ngứa ngáy rất khó chịu.

4. Rôm sẩy sẽ tự hết không cần điều trị?

48857-tre-bi-rom-say-3.jpg

Mẹ có thể sử dụng thuốc điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ nếu tình trạng rôm sẩy nặng

Ở một số trẻ, rôm sẩy có thể tự hết không cần điều trị, đặc biệt nếu nguyên nhân trẻ bị rôm sẩy do thời tiết nóng thì chỉ cần thời tiết mát, rôm sẩy sẽ lặn. Tuy nhiên một số trẻ không tự hết được, trẻ gãi nhiều dẫn tới tình trạng rôm sẩy nặng hơn, bưng mủ, mọc dầy và bị bội nhiễm. Trong trường hợp này, mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

5. Tắm nước lá sẽ hết rôm sẩy?

Rất nhiều mẹ khi thấy con bị rôm sẩy thì ngay lập tức mua hoặc tìm các loại lá như sài đất, lá chè, lá bàng để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc tắm lá để trị dứt điểm hoàn toàn rôm sẩy không hề đúng. Vì tình trạng rôm sẩy ngoài do môi trường, thời tiết, nó còn do cơ thể trẻ bị nóng trong, tuyến mồ hôi tắc nghẽn. Chưa kể, tắm lá nếu không rửa sạch có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn từ lá.

Đặc biệt lá loại lá như chè xanh, có tính axit cao, khi tắm có thể khiến tình trạng rôm sẩy nặng hơn hoặc gây xót cho trẻ.

Do đó, khi tắm lá, các mẹ cần lưu ý, nên tắm từ lượng ít tới nhiều, tắm từ loãng tới đặc để xem phản ứng của cơ thể trẻ có phù hợp với loại lá đó không. Khi sử dụng lá cần ngâm qua nước muối để làm sạch các loại thuốc bảo vệ thực vật, sau đó đun kỹ và tắm mát cho trẻ.

Ngoài ra, không phải loại lá nào cũng tắm cho trẻ khi bị rôm sẩy. Mẹ chỉ nên sử dụng một số loại lá lành tính, có tính chất diệt khuẩn, tiêu diệt rôm sẩy như cỏ mực, sài đất, lá chè, quả mướp đắng... Khi tắm, mẹ nên tắm sạch cho trẻ bằng xà bông dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm để làm trôi vết bẩn, tráng bằng nước sạch, tiếp tráng bằng nước lá và cuối cùng tráng bằng nước lã.

6. Có nên bôi phấn rôm cho trẻ khi trẻ bị rôm sẩy?

Nhiều mẹ truyền miệng, khi trẻ bị rôm sẩy do cơ thể tiết nhiều mồ hôi khiến trẻ dễ bị nổi rôm sẩy, cách tốt nhất là sau khi tắm xong nên lau sạch sẽ cho trẻ thì nên bôi phấn rôm cho da trẻ thoáng mát.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa, khi da trẻ bị tổn thương, tốt nhất không nên sử dụng bất kỳ loại hóa mỹ phẩm nào, kể cả phấn rôm vì nó có thể gây bít lỗ chân lông khiến tuyến mồ hôi tắc nghẽn hơn.

Chỉ nên sử dụng phấn rôm ở những phần da lành và dễ ra mồ hôi như bẹn, nách, đầu cổ. Nếu da có dấu hiệu rôm sẩy nên ngừng bôi phấn rôm để tạo sự thông thoáng cho làn da.

7. Có nên sử dụng xà bông khi trẻ bị rôm sẩy?

Với một số trẻ có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì tốt nhất các mẹ không nên sử dụng xà bông dù là xà bông dịu nhẹ, thành phần thiên nhiên. Mẹ có thể tắm nước ấm, bỏ vài hạt muối để diệt khuẩn cho trẻ. Còn một số trẻ bị nổi rôm sẩy ở mức độ ít và do thời tiết quá nắng nóng thì có thể sử dụng loại xà bông dành cho em bé dịu nhẹ. Sau khi sử dụng, mẹ nhớ tráng sạch bằng nước lã cho trẻ.

8. Làm gì để trẻ hết rôm sẩy?

Ngoài việc cho trẻ ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, ăn trái cây, các mẹ có thể tích cực cho trẻ uống nước mát, nước rau má, nước ngô, bột sắn dây, nước chè... Các loại nước này nên cho ít đường hoặc sử dụng đường thốt nốt để trẻ không bị nóng.

Đối với nước mát có thể cho uống từ 200 - 500ml/ngày, bột sắn dây nên nấu thành bột đặc cho trẻ ăn vì trẻ nhỏ bụng dạ yếu, hòa thành nước có thể khiến trẻ đau bụng.

Các mẹ cũng nên cho trẻ mặc chất liệu cotton thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, luôn duy trì nhiệt độ phòng từ 27 - 28 độ để trẻ luôn cảm thấy mát dễ chịu, rôm sẩy lặn dần. Không nên cho trẻ tới nơi đông người, nóng bức vì có thể khiến tình trạng rôm sẩy nặng hơn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI