Trẻ còi xương thường giật mình khi ngủ
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon, giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.
- Có dấu hiệu rụng tóc sau gáy hình vành khăn.
- Thóp rộng và mềm, lâu kín, trán đô, đầu bẹp cá trê.
- Chân tay cong hình chữ X hoặc O
- Mọc răng chậm (sau 12 tháng chưa mọc), thường xuyên bị táo bón, chân tay nhão mềm.
- Chậm phát triển vận động như lẫy, bò, đi (Ví dụ: Sau 18 tháng chưa biết đi). Một số trẻ thiếu canxi trầm trọng co thể co giật, hạ canxi máu.
2. Nguyên nhân trẻ còi xương
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới còi xương, tuy nhiên, hầu hết trẻ bị còi xương do một số nguyên nhân chính sau:
- Không được hấp thụ vitamin D vào cơ thể. Vitamin D thường có trong ánh nắng mặt trời, tuy nhiên, nhiều vùng địa lý khí hậu lạnh, sương mù bao phủ, môi trường ô nhiễm nên trẻ kém hấp thu vitamin D. Chưa kể, quan niệm kiêng cứ 3 tháng tránh nắng, tránh gió cũng khiến trẻ và mẹ thiếu vitamin D.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng như qua nhiều tinh bột, rau xanh làm giảm hấp thu vitamin D.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi.
- Trẻ không được bú sữa mẹ.
3. Đối tượng dễ bị còi xương
- Trẻ sinh vào mùa đông thiếu ánh nắng mặt trời nên dễ bị còi xương hơn trẻ sinh vào mùa nắng.
- Trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa bò.
- Trẻ sinh non hoặc sinh đôi, trẻ bụ bẫm.
4. Độ tuổi nào dễ còi xương?
Trẻ từ 6 tháng - 36 tháng dễ bị còi xương. Vì đây là giai đoạn trẻ phát triển nahnh và cần nhiều canxi để phát triển hệ xương. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chưa quan tâm tới chế độ dinh dưỡng trong độ tuổi này nên dẫn tới thiếu hụt canxi trong chế độ ăn uống, dẫn tới còi xương ở trẻ.
5. Trẻ sống khu vực nào dễ bị còi xương?
Thật thú vị theo các nhà nghiên cứ thực tế từ Anh, trẻ sống tại các khu vực Châu Phi, Thái Bình Dương và khu vực Trung Đông có nguy cơ bị còi xương hơn so với các trẻ sống ở vùng khác. Nguyên nhân, do trẻ các vùng này màu da sẫm hơn nên khả năng tiếp xúc với ánh nắng cũng giảm so với những đứa trẻ sở hữu da sáng màu.
6. Còi xương do di truyền
Còi xương thể béo phì
Đúng vậy. Ngoài yếu tố ăn uống, địa lý, màu da, còi xương còn do di truền. Nếu trong nhà bạn có người bị còi xương thì trẻ cũng có nguy cơ còi xương cao do cơ thể ngăn chặn thận hấp thu phốt pho.
7. Còi xương có giống còi cọc?
Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Trẻ còi cọc có thể không được coi là còi xương và ngược lại.
- Trẻ còi cọc: trẻ có cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, trẻ có thể còi xương hoặc không.
- Trẻ còi xương có thể nhìn bụ bẫm nhưng vẫn được coi là còi xương vì nhu cầu về canxi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường.
8. Trẻ còi xương nên cho ăn gì?
- Đối với trẻ bú mẹ, mẹ cần được bổ sung canxi đầy đủ để sữa mẹ đủ chất cung cấp cho con.
- Đối với trẻ ăn dặm, trẻ lớn, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D (dầu gan cá, cá hồi, cá thu, cá ngừ, trứng, sữa chua) và thường xuyên tắm nắng, hoạt động dưới ánh nắng để hấp thu vitamin D; thực phẩm giàu canxi (sữa, sữa chua, pho mát, các loại rau xanh); thực phẩm giàu phốt pho (chế phẩm từ sữa, pho mát, sữa chua, trứng cá hồi, bánh mì, mì, thịt bò, gà).
Mẹ nên thường xuyên thay đổi thực phẩm để trẻ có thể hấp thu nhiều dinh dưỡng. Ăn thường xuyên 1 loại thực phẩm sẽ khiến trẻ thiếu chất và dẫn tới chứng biếng ăn.
9. Khi nào đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Trẻ còi xương không chỉ dựa vào chế độ dinh dưỡng có thể khắc phục hoàn toàn. Mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ để kiểm tra trẻ còi xương ở mức độ nào. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn về việc dùng thuốc bổ cho trẻ và chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ bị còi xương.
Ngoài ra, mẹ không nên tự ý mua thuốc bổ về cho trẻ uống vì có thể gây thừa hoặc không hấp thu được thuốc bổ, rất lãng phí. Chưa kể, thừa canxi cũng nguy hiểm không kém gì thiếu canxi.
Yeutre.vn (Tổng hợp)