Tập cho bé bú bình: Chuyện dễ như không nếu mẹ làm theo các bước sau

Nếu bạn đang có ý định tập cho bé bú bình bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức, có thể tham khảo những thông tin sau đây để biết cần phải chuẩn bị những gì và thực hành các bước ra sao.

banner ads

Từ bú mẹ chuyển sang bú bình sẽ có những thay đổi lớn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị mọi thứ thật tốt và nắm vững từng bước thực hành cơ bản.

Chuẩn bị dụng cụ và sữa

Mua dụng cụ cho bé bú bình

47269-tap-cho-be-bu-binh-1.jpg

Cần tiệt trùng bình sữa trước khi cho trẻ bú

Việc trước hết cần làm trước khi tập cho bé bú bình đó là chuẩn bị đầy dụng cụ, bao gồm: bình bú, núm vú, khăn xô và các thiết bị khử trùng. Hiện nay, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy loại núm vú hoặc bình bú này tốt hơn so với những loại núm vú hoặc bình bú khác. Nhưng một số thiết kế kiểu dáng bình bú có thể gây khó khăn trong việc khử trùng. Trong khi đó, khâu vệ sinh dụng cụ cho bé bú bình óc ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ.

Chuẩn bị sữa công thức

Cùng với việc khử trùng bình sữa và núm vú, bạn phải luôn chú ý đến công thức sữa. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức khác nhau khiến cho sự chọn lựa của bạn sẽ gặp không ít khó khăn. Vì thế, nguyên tắc đầu tiên cần nhớ là kiểm tra thành phần dinh dưỡng của các chất trên bao bì. Sau đó, tùy theo thể trạng của bé để chọn loại sữa phù hợp. Khi pha sữa tập cho bé bú bình, mẹ cần nhớ phải pha đúng công thức theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau một thời gian cho trẻ bú sữa công thức, nếu thấy không tăng cân, trẻ thường xuyên tiêu chảy, nên hỏi ý kiến bác sĩ để thay loại sữa phù hợp hơn.

Cách tập cho trẻ bú bình

Bản thân mẹ khi tập cho trẻ bú bình phải có tâm trạng thật thoải mái. Hãy xem việc tập cho trẻ bú bình là một khoảnh khắc yêu thương từ cử chỉ ôm và nhìn trìu mến vào đôi mắt trong lúc bé bú bởi đây thực sự là một cơ hội tốt để gần gũi với bé yêu:

47270-tap-cho-be-bu-binh2.jpg

Tập cho bé bú bình đúng tư thế

- Khi bế bú, giữ cho bé ở tư thế nằm ngửa, đầu nâng cao và nghiêng một góc 45 độ so với bình sữa để giúp bé nuốt và thở dễ dàng trong lúc trọng lực giúp đưa sữa xuống dạ dày.

- Giữ bình sữa sao cho nằm song song với mặt sàn, hơi nghiêng để sữa lấp đầy núm vú, tránh không khí dư tràn vào gây đầy hơi.

- Khi bọt sữa trong bình nổi lên, nên hướng dẫn cho bé tự nhả núm vú hoặc cho ngón tay bạn vào miệng bé nếu bé không có phản xạ tốt. Điều này sẽ giúp bé tránh nuốt quá nhiều khí dư.

- Trong khi bú, bé cần có thời gian nghỉ và ợ hơi để dễ tiêu hóa.

Những lưu ý cần nhớ khi tập cho bé bú bình

- Khi tập cho bé bú bình, bố mẹ nên biết rằng mỗi trẻ có nhu cầu riêng về lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Vì thế, nếu bé không muốn bú thêm, không nên ép để tránh vì sợ hãi trẻ sẽ bỏ bú. Ngoài ra, nên cho bú khi bé thực sự đói để việc tập cho bé bú bình sẽ đỡ vất vả hơn.

- Với phần sữa công thức đã pha, nếu đã quá 2 tiếng không dùng đến, nên bỏ đi vì lợi ích sức khỏe của trẻ.

- Tuyệt đối không để trẻ tự cầm bình bú một mình vì các tai nạn nghẹt thở cho sặc sữa có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

- Nếu cần sự trợ giúp, có thể tìm đến những người có kinh nghiệm trong gia đình hoặc bạn bè đã có con nhỏ để có được những lời khuyên thiết thực nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết, chỉ có bạn mới hiểu được điều gì tốt cho con mình.

Chúc bạn các mẹ sẽ luôn nhận được sự hợp tác nhiệt tình của con khi tập cho bé bú bình nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI