1. Các loại dầu (dầu oliu, dầu óc chó, dầu bơ, dầu gấc...)
Dầu oliu giới thiệu sau 6 thángBất kỳ loại dầu nào cũng được, không phân biệt về dinh dưỡng chỉ cần sử dụng 1 - 2 muỗng/ngày, tuần không quá 4 - 5 ngày cho trẻ dưới 1 tuổi. Vì các bé dưới 1 tuổi còn lấy chất béo từ nguồn khác như sữa mẹ và thực phẩm ăn dặm.
Theo đó, bữa ăn nào có thức ăn chiên xào thì không cần cho dầu vào cháo của trẻ vì quá nhiều dầu cũng không tốt, gây rối loạn tiêu hóa.
2. Hạt chia
Đây là loại hạt được quảng cáo rất giàu omega3. Tuy nhiên, thực tế hạt chia không chứa omega 3, DHA/EPA cho sự phát triển của não. Hạt chia cũng bình thường như những hạt khác, chỉ chứa ALA, vitamin và một số khoáng chất.
Từ 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn hạt chia và ăn cân bằng cùng các hạt khác. Mỗi ngày ăn 5gr, tuần không quá 4 ngày.
3. Chế phẩm từ sữa
Sữa chua, phô mai có thể giới thiệu từ tuần 7 - 8 ăn dặm, nghĩa là bé trên 8 tháng tuổi có thể làm quen với thực phẩm này. Với váng sữa, bé trên 10 tháng hãy sử dụng vì váng sữa có thành phần chất béo cao, ít dưỡng chất, một số nhiều đường. Lượng chất béo quá cao trong váng sữa khiến bé khó tiêu hóa nếu chưa được 10 tháng tuổi.
4. Mỡ động vật
Đối với bé dưới 1 tuổi không sử dụng mỡ động vật cho bé vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao và thành phần chất béo trong mỡ động vật không tốt cho não bộ và hệ tiêu hóa của trẻ. Bữa ăn có một ít thịt nạc và chút mỡ có thể chấp nhận được nhưng không dùng mỡ động vật trong việc ép dầu hoặc sử dụng nhiều cho bé dưới 1 tuổi.
Đối với trẻ tập ăn dặm, nên ăn mỡ trắng của loài cá, nhưng không lấy mỡ trong nội tạng vì nguy cơ dư kim loại cao.
5. Nước dừa/nước cốt dừa
[caption-1]
Có thể giới thiệu cho bé sau 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, cho bé uống nước dừa không quá 3 lần/tuần. Nước dừa cũng sẽ tính như nước ép trái cây, ngày không quá 80ml. Riêng với nước cốt dừa hoặc cùi dừa giới thiệu cho bé sau 1 tuổi.
Không nên lạm dụng nước dừa/nước cốt dừa nấu cho bé vì uống quá nhiều cũng không tốt.
6. Lươn, thịt gà, hải sản, thịt chim
Tất cả các loại thực phẩm này giới thiệu sau 7,5 tháng tuổi theo thứ tự sau:
- Cá đồng -> thịt gà -> tôm -> lươn -> cua đồng -> cá biển.
- Các loại hải sản khác từ 10 tháng trở đi.
- Thịt chim từ tháng thứ 9.
Việc giới thiệu theo thứ tự các sản phẩm nhằm mục đích ngăn ngừa dị ứng và phù hợp với hệ men tiêu hóa phát triển từng độ tuổi của trẻ.
7. Yến mạch
Theo các bác sĩ, gạo nên là thực phẩm đầu tiên cho bé ăn dặm trong nhóm tinh bột. Tiếp sau đó có thể giới thiệu yến mạch. Yến mạch cũng giống như bún, mì nên giới thiệu vài bữa thay cháo trong tuần. Mỗi tuần giới thiệu 2 lần là được.
Yeutre.vn (Tổng hợp)