Hãy cùng tìm hiểu xem bạn có thể rút ra được điều gì cho mình sau những “vế” so sánh sau nhé!
Khác biệt trong cách chăm trẻ sơ sinh
Khác biệt trong cách chăm trẻ sơ sinh của mẹ Nhật (bên trái) và mẹ Việt (bên phải)
Ai cũng hiểu trẻ sơ sinh rất non yếu và cần được bảo bọc cẩn thận. Với mẹ Việt, các bé luôn được quấn kín mít từ đầu đến chân trong nhiều tuần đầu sau sinh với quan niệm tránh gió và tránh xây xướt. Trong khi đó, trẻ sơ sinh Nhật vẫn được mặc thoải mái tùy theo điều kiện thời tiết và trong một hạn định cho phép.
Khác biệt trong cách ru con ngủ
Khác biệt trong cách ru con ngủ của mẹ Nhật (bên trái) và mẹ Việt (bên phải)
Có lẽ hình ảnh thường gặp nhất trong các gia đình Việt là sự ôm ấp và vỗ về ru con trong vòng tay nâng niu của người mẹ. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan niệm về chuyện tập tành tính độc lập cho bé ngay từ nhỏ của nhiều bà mẹ Nhật và các bà mẹ ở những nước khác. Theo đó, các trẻ sơ sinh đều được cho ngủ riêng trong phòng tối và thói quen này sẽ tiếp tục được duy trì cho đến khi bé lớn khôn. Và đây cũng là lý do giúp các bé có giấc ngủ dễ dàng hơn.
Khác biệt về cách đo nhiệt độ nước
Khác biệt về cách đo nhiệt độ nước của mẹ Nhật (bên phải) và mẹ Việt (bên trái)
Nếu như hầu hết gia đình ở Nhật luôn có sẵn một thiết bị đo nhiệt độ nước trong nhà để định nhiệt độ phù hợp cho nước pha sữa của bé thì ở Việt Nam phần lớn việc này đều được thực hiện bằng thủ công. Các mẹ Việt luôn dùng tay hoặc cảm nhận bằng trực quan để xác định nhiệt độ nước.
Khác biệt trong cách đo lượng thức ăn cho trẻ
Khác biệt trong cách đo lượng thức ăn cho trẻ của mẹ Nhật (bên phải) và mẹ Việt (bên trái)
Các bà mẹ Nhật luôn đong đếm cận thẩn từng loại nguyên liệu chế biến thức ăn dặm cho bé để đạt được sự chính xác hoàn hảo đến từng ml nhằm tránh kết cấu thức ăn bị loãng quá hoặc đặc quá. Riêng với mẹ Việt, chuyện cân đong, đo đếm này lại quá xa lạ. Phần lớn chuyện chế biến thức ăn dặm cho bé cũng chỉ thông qua cảm giác hoặc bằng cách đo lóng tay.
Khác biệt trong cách chế biến thức ăn dặm
Khác biệt trong cách chế biến thức ăn dặm của mẹ Nhật (bên phải) và mẹ Việt (bên trái)
Trong khi các bà mẹ Nhật dùng nước rau củ để làm nước dùng cho bé ăn dặm thì các mẹ Việt bao giờ cũng sử dụng xương.
Khác biệt trong cách cho con ăn dặm
Trẻ Nhật luôn được mẹ dạy tự giác trong ăn uống, trong khi mẹ Việt lại luôn đút cho con từng muỗng.
Điểm khác biệt lớn nhất trong bữa ăn dặm của các bé Nhật có thể được nhận ra từ dụng cụ ăn dặm. Nếu như các bé Nhật có hẳn một bộ dụng cụ với nhiều loại bát, muỗng khác nhau trong cùng một khay thực phẩm để ăn nhiều loại thức ăn được chế biến riêng rẽ thì các bé Việt lại chỉ có một cái bát và một cái muỗng duy nhất để ăn món cháo “thập cẩm” được trộn lẫn nhiều thực phẩm với nhau.
Trẻ Nhật luôn thích thú với đồ ăn còn trẻ Việt lại thường biếng ăn.
Thực chất, việc dùng lẫn quá nhiều hương vị sẽ chỉ khiến bé không thể phân biệt nhiều loại mùi vị khác nhau và dần mất đi cảm giác ngon miệng. Mặt khác, bé có thể dị ứng với một thành phần nào đó của thức ăn nhưng không đủ thời gian để mẹ nhận biết vì thay đổi đồ ăn liên tục và cho ăn quá nhiều thực phẩm cùng lúc.
Ngay từ tháng thứ 6 tập cho bé ăn dặm, mẹ Nhật đã bắt đầu cho bé dùng thức ăn dạng lỏng, có lợn cợn và chuyển sang cho ăn dạng đặc, thô và miếng trong vài tháng sau đó.
Về kết cấu thực phẩm, ngay từ tháng thứ 6 tập cho bé ăn dặm, mẹ Nhật đã bắt đầu cho bé dùng thức ăn dạng lỏng, có lợn cợn và chuyển sang cho ăn dạng đặc, thô và miếng trong vài tháng sau đó. Đây là cách mẹ Nhật dạy con dùng răng để nhai thức ăn. Còn đối với mẹ Việt, con chỉ có thể ăn bột suốt 3 tháng đầu ăn dặm và ròng rã chiến đấu với những bát cháo nhừ trong suốt 12, thậm chí hơn. Mãi đến sau 24 tháng, bé mới bắt đầu được mẹ cho ăn thức ăn dạng miếng và tập nhai.
Ngoài ra, trong khẩu phần ăn của trẻ Nhật luôn chú trọng rau củ. Rất trái ngược với bữa ăn của trẻ Việt luôn có thịt và các thực phẩm giàu đạm khác. Thực ra, việc quá lệch về một loại thực phẩm nhất định nào đó đều không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Khác biệt khi cho trẻ uống nước
Trong bữa ăn của trẻ Việt thường có ly nước bên cạnh.
Một điểm khác rất đối lập là câu chuyện về nước. Mẹ Việt muốn con ăn nhanh nên dùng nước để “dụ” bé nuốt. Trong khi đó, mẹ Nhật luôn nhất quyết chỉ khi con ăn xong bữa mới được phép uống thêm nước. Có lẽ vì thế, một bữa ăn của bé luôn nhanh hơn vì không bị đầy bụng giữa chừng.
Khác biệt trong cách dùng dụng cụ xay, nghiền thức ăn
Khi mẹ Nhật cần xay, nghiền thực phẩm, mẹ dùng nhiều dụng cụ khác nhau cho mỗi một loại.
Khi mẹ Nhật cần xay, nghiền thực phẩm, mẹ dùng nhiều dụng cụ khác nhau cho mỗi một loại. Điều này xem ra khác hoàn toàn với việc cho tất cả vào cối xay và tạo thành một hỗn hợp như cách mẹ Việt vẫn làm.
Khác biệt trong cách cho con ăn
Các mẹ Việt khổ sở đuổi bắt, bật tivi, máy nghe nhạc, thậm chí “hối lộ” hoặc dùng “vũ lực” để con dễ dàng ăn xong bữa.
Các mẹ Việt khổ sở đuổi bắt, bật tivi, máy nghe nhạc, thậm chí “hối lộ” hoặc dùng “vũ lực” để con dễ dàng ăn xong bữa. Trong khi đó, mẹ Nhật lại rất nghiêm khắc trong chuyện ăn uống. Đến giờ ăn, trẻ phải nghiêm túc ngồi vào bàn và tự mình dùng muỗng để múc thức ăn được dọn. Có lẽ từ sự khác biệt này đã tạo nên những đứa trẻ biếng ăn và ăn ngoan hoàn toàn đối lập.
Có lẽ không cần quá nhiều phân tích thiệt hơn từ những cách chăm sóc đối lập này bạn vẫn có thể nhìn nhận đúng vấn đề mình đang vướng phải thông qua những so sánh trên đây.
Yeutre.vn (Sưu tầm)