Quy tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ đã biết chưa?

Cho trẻ ăn dăm đúng cách sẽ giúp con yêu thích việc ăn uống hơn và không dẫn tới hiện tượng biếng ăn, sợ ăn sau này. Do đó, khi cho trẻ ăn dặm mẹ phải "thuộc lòng" những quy tắc sau nhé mẹ!

banner ads

1. Thời điểm bắt đầu và kết thúc ăn dặm hợp lý 

huong dan cha me cho tre an dam dung cach tu cac chuyen gia dinh duong 2
Cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi

Cho trẻ ăn dặm sớm hay ăn dặm muộn cũng đều ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của trẻ. Trong đó, ăn dặm sớm có thể gây quá tải cho dạ dày của trẻ, rối loạn hệ tiêu hóa. Ăn dặm quá muộn khiến con không được nhận đủ dinh dưỡng trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ, thể chất.

Vì vậy, theo các bác sĩ, thời điểm ăn dặm lý tưởng cho trẻ là từ 5,5 tháng - 6 tháng. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ tương đối hoàn thiện và có thể tiêu hóa thực phẩm ngoài sữa mẹ. 

Ngoài việc lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi, mẹ cũng cần lưu ý kết thúc giai đoạn ăn dặm hợp lý. Thời điểm lý tưởng nhất là trước 24 tháng. Nếu tiếp tục ăn dặm sau 24 tháng trẻ sẽ có biểu hiện biếng ăn, chậm nhai, thiếu chất, khó hòa nhập với môi trường lớp học...

2. Ăn thực phẩm ngọt tới mặn

banner ads

Khi trẻ lần đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa quen nhanh được với nhiều thực phẩm giàu đạm vì vậy, mẹ nên cho trẻ ăn thử thực phẩm ngọt trước như tinh bột, trái cây, rau củ. Mẹ có thể chọn các loại thực phẩm ngọt tự nhiên như khoai lang, cà rốt, bí đỏ, củ cải trắng, củ cải đỏ và tuyệt đối không nêm thêm gia vị vào thực phẩm ăn dặm.

Sau khoảng 2 tuần ăn ngọt, mẹ có thể dần chuyển sang thực phẩm mặn như thịt heo, cá, thịt bò, gà... việc chuyển sang ăn mặn cũng cần có thời gian cho hệ tiêu hóa trẻ thích nghi. Do đó, một món mặn mẹ có thể cho trẻ ăn khoảng 3 đến 4 lần để làm quen.

3. Cho trẻ ăn từ ít tới nhiều

cho tre an dam dung cach
Cho trẻ ăn từ ít tới nhiều

Mẹ cần hiểu, ăn dặm là tập ăn, tập làm quen với thực phẩm và không phải là ăn chính, thức ăn chính lúc này của trẻ là sữa mẹ. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn ít để cảm nhận mùi vị thực phẩm khác nhau ngoài sữa mẹ. Sau khi trẻ làm quen với thực phẩm và có nhu cầu ăn nhiều hơn, mẹ có thể tăng lượng thức ăn lên từ từ.

4. Ăn từ loãng tới đặc

Khi mới làm quen với thực phẩm ngoài sữa mẹ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm cứng. Đồng thời, cơ hàm trẻ cũng chưa thể nhai và nuốt tốt thực phẩm thô. Do đó, mẹ cần cho trẻ ăn từ thực phẩm loãng mềm, sau đó tăng độ đặc, độ thô theo nhu cầu và tháng tuổi của trẻ.

Nhìn chung, khoảng từ tháng thứ 8, mẹ có thể tập cho trẻ ăn thô và đặc. Sang 12 tháng, trẻ có thể ăn thô hoàn toàn. 15 tháng trẻ có thể ăn cơm cùng cả nhà (lượng cơm và thực ăn ít và mềm hơn so với mọi người). Đến 24 tháng, trẻ hoàn toàn ăn cơm và thức ăn như người lớn.

5. Kiểm tra dị ứng thực phẩm ở trẻ

Khi hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, sức để kháng trẻ chưa hoàn thiện, trẻ vẫn có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cao. Do đó, trước khi cho trẻ làm quen với một loại thức ăn mới, mẹ cần phải cho trẻ ăn thử để kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng không.

Ví dụ, với tôm, lần đầu cho ăn mẹ cho trẻ ăn thử 1/2 con tôm, lần thứ 2 cho trẻ ăn 1 con tôm, lần thứ 3 có thể cho trẻ ăn từ 2 - 3 con tôm. Sau 3 lần, nếu trẻ không có biểu hiện ngứa, nổi dị ứng, khó thở thì con hoàn toàn không bị dị ứng món này. Ngược lại, nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng mẹ cần ngưng cho trẻ ăn thực phẩm đó ngay.

Yeutre.vn (Tổng hợp)       

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI