Probiotics “vệ sĩ” đường tiêu hóa của bé

Các chuyên gia sức khỏe Mỹ cho biết, probiotics và prebiotics là hai thành phần lợi khuẩn rất quan trọng đối với đường tiêu hóa của bé. Bởi chúng đ

banner ads

óng vai trò như những “vệ sĩ” bảo vệ bé tránh khỏi các bệnh về đường ruột như tiêu chảy hoặc rối loạn đường ruột khác.

Lợi ích của probiotics đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe

Hệ tiêu hóa của mỗi người có chứa hàng trăm vi khuẩn, trong đó có những vi khuẩn có hại như khuẩn cầu E.coli, khuẩn tụ cầu Staphylococci… và những vi khuẩn có lợi như probiotics đóng vai trò bảo vệ đường ruột khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại khác.

17582-loi-khuan-1.jpg

Probiotics giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Probiotics có nhiều trong đường ruột, một số ít ở dưới da. Các nghiên cứu cho biết những em bé được bổ sung probiotics sẽ giảm nguy cơ bị tiêu chảy cao gấp nhiều lần so những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, probiotics còn có tác dụng ngăn ngừa virus Rota – loại virus gây tiêu chảy và nôn mửa rất hiệu quả.

Ngoài ra, probiotics còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh dị ứng thường gặp ở trẻ. Theo kết quả nghiên cứu được công bố trong năm 2003, chỉ có 23% trẻ dưới 2 tuổi được bổ sung probiotics bị nhiễm chàm eczema, trong khi đó những trẻ không được thường xuyên bổ sung probiotics, tỷ lệ bị nhiễm căn bệnh này lên đến 46%.

Không dừng lại ở đó, các chuyên gia sức khỏe cũng đã chứng minh rằng probiotics còn có tác dụng điều trị hội chứng kích thích ruột, viêt loét đại tràng và một số triệu chứng đau bụng thường gặp ở trẻ em.

Tuy nhiên, có một số trường hợp như trẻ sinh non, trẻ có hệ miễn dịch yếu nên cân nhắc việc bổ sung probiotics bởi về lâu dài loại lợi khuẩn này có thể gây hại cho sức khỏe của những em bé sinh non và có hệ miễn dịch yếu.

Cách bổ sung probiotics an toàn cho bé

Sữa chua lợi khuẩn: Sữa chua là thực phẩm có chứa hàm lượng probiotics rất cao, cao nhất trong những nhóm thực phẩm lợi khuẩn. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa một hàm lượng vitamin D và canxi đáng kể tốt cho sự phát triển xương khớp của bé.

17581-be-an-sua-chua.jpg

Sữa chua lợi khuẩn cho bé

Vì thế mẹ có thể cho bé ăn một lượng sữa chua cần thiết mỗi ngày. Nhưng cần lưu ý không nên cho bé ăn lúc đói. Vì như thế là mẹ đang hại đường ruột bé đấy.

Phô mai: Không phải tất cả phô mai đều chứa probiotics, chỉ những sản phẩm được lên men từ axit lactic mới có những lợi khuẩn tốt cho bé. Vì thế mẹ có thể hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về sản phẩm phô mai lợi khuẩn và cho bé ăn. Cũng như sữa chua, phô mai cũng giàu canxi nên ngoài lợi khuẩn còn tốt hệ xương của bé nữa.

Bơ được lên men từ axit lactic: Chỉ những loại bơ được lên men từ axit lactic mới chứa lợi khuẩn. Do vậy mẹ nên đọc kỹ thành phần để lựa chọn đúng sản phẩm bơ lợi khuẩn cho bé nhé.

17584-bo.jpg

Bơ tốt cho đường tiêu hóa của bé

Ngoài ra cũng cần lưu ý thêm mẹ không nên chiên, nấu bơ ở nhiệt độ quá cao vì sẽ làm mất hết lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng khác.

Nhóm thức phẩm giàu prebiotics: Chuối, bột yến mạch, mật ong… dù không chứa chất lợi khuẩn nhưng lại giàu prebiotics – một loại lợi khuẩn tốt cho cơ thể.

17583-yen-mach.jpg

Bột yến mạch giàu prebiotics

Prebiotics kích thích hoạt động của probiotics, giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại khác. Bảo vệ đường ruột của bé khỏe mạnh.

Lưu ý mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi uống mật ong vì dễ bị ngộ độc.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI