Phòng tránh và đối phó khi trộm đột nhập vào nhà

Trước những mối nguy hiểm có thể gặp phải khi có trộm đột nhập vào nhà, hơn ai hết chính mỗi người phải tự chuẩn bị cho mình những kỹ năng cơ bản nhất để phòng tránh và xử lý tình huống khi gặp phải để bảo vệ tính mạng và của cải.

banner ads

I. PHÒNG TRÁNH TRỘM ĐỘT NHẬP

1. Phát quang khu vực trước sân và quanh nhà

Những hàng rào rậm rạp cây cối, các bụi cây, bụi cỏ um tùm là nơi ẩn náu lý tưởng cho những kẻ có ý định trộm cắp. Hãy chắc chắn khu vực rào, cổng và quanh nhà đều đã được phát quang gọn gàng và thoáng đãng. Đối với hàng rào cần có sự kiên cố và chiều cao nhất định để kẻ trộm không dễ dàng vượt qua. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo biển số nhà luôn rõ ràng để người đi đường có thể gọi báo cơ quan chức năng khi cần.

25254-trom-4.jpg

Garage của gia đình là nơi trú ẩn lý tưởng khi trộm đột nhập.

2. Kiểm tra kỹ càng khu vực garage

Garage của gia đình là nơi trú ẩn lý tưởng khi trộm đột nhập. Do vậy, cần có người cẩn thận kiểm tra kỹ khu vực này trước khi cả nhà vào giấc. Mỗi lúc bạn mở garage chú ý đóng cửa cẩn thận cũng để tránh làm cớ để kẻ gian nhòm ngó tài sản, theo dõi và đợi thời cơ thực hiện ý đồ.

3. Cận thẩn khóa kín các lối ra vào

Việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm là khóa kín tất cả mọi cửa nẻo ra vào nhà, kể cả cửa sổ. Chỉ cần kẻ gian nắm rõ mọi sinh hoạt trong gia đình thì khi một điều sơ hở cũng sẽ trở thành mối nguy trước mắt.

Cần chú ý đánh dấu riêng với từng loại khóa nhà để khi cần thoát thân, bạn sẽ không bỏ phí thời gian.

4. Chọn nơi an toàn để cất giữ tài sản

Két sắt trong phòng ngủ sẽ là mục tiêu khi tên trộm đột nhập vào nhà. Vì vậy, chúng có thể manh động hơn khi khống chế chủ nhà. Hãy chắc chắn nơi bạn cất giữ của cải là nơi ít người biết đến nhất.

5. Không để sẵn chìa khóa tại một điểm cố định

Nếu bạn có gởi chìa khóa cho những người thân về sau mở cửa, đừng liều lĩnh để chúng ở một điểm cố định như sau chậu hoa, dưới viên gạch… Làm như vậy, không khác gì bạn tự mời trộm viếng nhà.

Tốt nhất hãy sang chìa khóa riêng cho mỗi người tự giữ và bảo quản để tránh những trường hợp đáng tiếc.

6. Lắp đặt hệ thống an ninh đảm bảo

Một hệ thống an ninh hiện đại có kết nối mạng sẽ giúp bạn biết được tình hình ở nhà dù bạn đang ở xa. Nếu không bị dị ứng với lông chó, bạn cũng có thể nuôi một con chó giữ nhà khi cần hoặc ít ra cũng nên đề bảng cảnh báo “Nhà có chó” để làm nhụt chí phần nào ý định của tên trộm.

7. Tạo mối quan hệ thân thiết với hàng xóm

Những người láng giềng kề cần sẽ là một kênh thông tin cực nhạy để thông báo giúp bạn khi nhà có biến hoặc ít ra bạn cũng có thể nhờ họ trông nhà hộ mỗi khi có việc đi xa.

8. Đề phòng trộm cướp cho những ngày xa nhà lâu ngày

25253-trom-2.jpg

Trộm thường chờ đợi thời cơ khi nhà đi xa dài ngày để đột nhập dễ dàng.

Những tên trộm thường chờ đợi thời cơ khi cả nhà đi xa dài ngày để đột nhập dễ dàng . Do vậy, khi có việc phải xa nhà, bạn nên báo với dân phòng hoặc hàng xóm để nhờ họ thỉnh thoảng kiểm tra hộ. Việc khoe khoang trên facebook về những chuyến đi dài cũng là điều bạn cần hạn chế vì có thể kẻ mang ý định xấu là một trong những người theo dõi facebook của bạn thường xuyên.

9. Nên bỏ ý định khoe của

Với những vật dụng mà chỉ có những người “lắm tiền nhiều của” mới dám mua, bạn nên gói ghém cẩn thận trước khi quẳng bao bì của chúng vào sọt rác. Tên trộm sẽ nghĩ bạn có nhiều tiền mặt trong nhà hoặc ít ra cũng là người sở hữu những vật dụng đắt giá.

Ngoài ra, một vài gậy tre, cây gỗ hoặc bình xịt hơi cay… cất giữ trong nhà sẽ giúp bạn đối phó khi thấy trộm đột nhập vào nhà.

II. ĐỐI PHÓ VỚI TRỘM

Tình huống 1: Phát hiện nhà có trộm

25252-trom-1.jpg

Tuyệt đối thinh lặng khi phát hiện nhà có trộm

- Hãy tuyệt đối giữ thinh lặng. Nhẹ nhàng di chuyển về phía cửa, áp tai vào để nghe ngóng tình hình: xác định số tên trộm đột nhập, hướng đi của chúng…

- Không bàn bạc với người thân để tránh tên trộm định vị bạn.

25251-trom-6.jpg

Trốn vào nơi an toàn và gọi điện cho cảnh sát.

- Chọn một nơi an toàn có thể để trốn: tủ áo, gầm giường, nhà vệ sinh…

- Khi không thể tìm được nơi an toàn, hãy mang theo điện thoại, dồn hết mọi người trong nhà vào một phòng có khóa và khóa kín. Có thể chặn bàn, ghế, tủ để kéo dài thời gian nếu tên trộm cố tình phá cửa. Khi đã thấy mọi chuyện đủ ổn, hãy gọi điện ngay cho cảnh sát và nói ngắn gọn về tình hình hiện tại, đừng quên cung cấp địa chỉ nhà.

- Cố gắng giữ điện thoại để cảnh sát nắm rõ tình hình.

- Sẵn sàng đối phó với tên trộm khi chúng tiến đến gần.

Tình huống 2: Khi bị trộm khống chế

- Trong 30 giây đầu đối diện với tên trộm, cố gắng tỏ thái độ hợp tác vì điều này quyết định đến biến chuyển của sự việc về sau. Đừng cố gắng hăm dọa và kích động nỗi sợ hãi của tên trộm bởi chúng sẽ trở nên manh động và nguy hiểm hơn nếu thấy mất an toàn.

- Không để lộ những hành động bất ngờ khiến tên trộm chú ý.

25255-trom-5.jpg

Không để lộ những hành động bất ngờ khiến tên trộm chú ý.

- Tránh nhìn chăm chăm vào tên trộm vì điều này khiến chúng bất an vô cùng khi bạn có thể nhận diện chúng về sau.

- Trường hợp bị tấn công ngay khi tên trộm áp sát, bạn không còn cách nào khác ngoài việc tìm cách thoát thân.

Sau cùng, giả chết sẽ giúp bạn thoát khỏi sự truy cùng đuổi tận của tên trộm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI