1. Không đi ra ngoài trời nắng nếu không cần thiết
Nếu không có việc gì cấp bách, mẹ nên giữ trẻ trong nhà cho thoáng mát, tránh đưa con đi ngoài nắng nhất là những giờ nắng gắt từ sau 11h sáng đến 4h chiều. Đây là thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh rất dễ tác động làm thay đổi thân nhiệt trẻ, dễ làm con bị sốc nhiệt.
2. Để trẻ ở trong phòng thoáng mát
Vì thân nhiệt trẻ không tự thay đổi nhanh trước những thay đổi nhiệt độ chung quanh mình, nên mẹ cần bảo đảm không gian nơi con chơi đùa sinh hoạt phải thoáng mát, nhiệt độ ổn định. Nếu dùng quạt mẹ không để quạt chiếu thẳng vào trẻ. Trương hợp bật điều hòa, hãy chắc chắn để nhiệt độ phù hợp với thân nhiệt trẻ, không nên để quá lạnh.
3. Hãy bảo vệ da của trẻ khi ra ngoài
Mẹ hãy cho trẻ đội mũ, đeo kiếng mát, mặc quần áo sáng màu dài tay, quần dài, áo khoác, và nhất là bôi kem chống nắng cho con. Mẹ cần chọn loại kem chống nắng phù hợp với trẻ và tránh lạm dụng nhé.
4. Lưu ý bổ sung nước và bữa ăn dinh dưỡng
Mất nước là tình trạng thường xảy ra với trẻ vào những ngày nắng nóng. Vì vậy mẹ hãy đảm bảo con uống đủ nước hàng ngày.
Chế độ ăn uống của con nên tăng cường rau củ quả nhiều nước để bổ sung thêm nước cũng như chất xơ. Nếu trẻ ăn uống không ngon miệng, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn, chế biến đơn giản tránh nhiều dầu mỡ để con dễ ăn hơn.
5. Cho trẻ vui chơi ở những nơi công cộng mát mẻ để tránh nóng
Nếu khu vực nhà mình ở là không gian nóng bức, mẹ có thể mang trẻ đến những khu vui chơi cho trẻ em, trung tâm mua sắm hay siêu thị hoặc nhà sách vào các thời điểm cao điểm nắng nóng. Những nơi này sẽ là nơi trú ngụ tuyệt vời cho trẻ những lúc nóng cao điểm. Hơn nữa đây cũng là nơi vui chơi trong nhà an toàn trong mùa nóng, trẻ còn nhận được những niềm vui.
Mẹ thấy đấy, phòng bệnh mùa hè cho trẻ không hề khó. Hãy chăm sóc trẻ thật kỹ lưỡng và chu đáo thời gian này, chắc chắn con sẽ qua được mùa nóng bức một cách khỏe khoắn và không bị khí hậu hay nhiệt đô tăng cao làm phiền.
Cát Lâm tổng hợp