Trẻ có thính lực tốt sẽ có phản ứng khi ba mẹ trò chuyện cùng
Đặc điểm thính lực của bé từng lứa tuổi
Từ 1-2 tuổi
- Bé có thể nghe và dùng tay chỉ vào một số bộ phận cơ thể khi được người khác hỏi.
- Bé làm theo yêu cầu hay những câu hỏi đơn giản của người thân như: Uống sữa, há miệng ăn cháo, mũ của con đâu rồi?...
- Bé thích thú, ê a khi mẹ kể chuyện, nghe bài hát, đoạn clip quảng cáo.
- Chỉ vào một số bức tranh và gọi tên một số con vật, cây, hoa trong tranh.
- Biết bắt chước, bập bẹ nói được ít nhất 2 từ.
- Nhận biết và gọi tên một số đồ vật quen thuộc bên cạnh như trái banh, con chó, con mèo, xe…
Từ 2-3 tuổi
- Biết phản ứng khi nghe ba mẹ nói “Con ngồi xuống”, “Đội mũ lên”…
- Sử dụng được trên 2 từ để nói hoặc đặt câu hỏi như “Con khát nước”, “Mẹ đâu rồi”.
- Nghe được tiếng ba mẹ gọi to khi đang ở bếp hay phòng khách.
Trẻ nhận biết được nhiều đồ vật xung quanh mình hơn
- Nhận biết nhiều hơn những món đồ xung quanh.
- Biết chỉ, gọi tên những người hay vật khi được ba mẹ, người thân yêu cầu như: bà, dì, út, cậu, mũ, giày…
- Biết phân biệt vật nào to, nhỏ hơn.
Xử lý kịp thời khi thấy dấu hiệu khả nghi
Căn cứ vào những đặc điểm thính lực của bé ở các lứa tuổi trên, ba mẹ có thể kiểm tra khả năng nghe của bé.
Chẳng hạn tạo ra những tiếng động sau lưng bé xem bé có phản ứng quay lại tìm nơi phát ra âm thanh. Ba mẹ có thể đọc truyện, mở chương trình quảng cáo xem bé có bị thu hút, chú ý nghe hay xem. Hoặc đặt những câu hỏi như “Cái đầu/mắt/mũi/tai/miệng… ở đâu”, “Bông hoa ở đâu”…
Phát hiện con có bất thường về thính lực ba mẹ cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay
Nếu bé không có phản ứng hoặc phản ứng trước những câu hỏi, âm thanh, không nhận biết các vật… ba mẹ cần sớm đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân. Vì nếu chủ quan để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé, bên cạnh đó còn ảnh hưởng hay làm mất khả năng nói.
Yeutre.vn (Tổng hợp)