Phát hiện chất gây hỏng gan, ung thư trong bắp non và đậu Hà Lan

Kết quả lấy mẫu giám sát sản phẩm bắp non và đậu Hà Lan cho thấy hai sản phẩm này chứa chất bảo quản và phẩm màu vượt ngưỡng cho phép.

banner ads

Theo đó, Viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh đã lấy mẫu giám sát chủ động và phát hiện sản phẩm bắp non, đậu Hoà Lan (Hà Lan) do cơ sở Nguyên Thảo (địa chỉ tại A4/11A Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) không đạt về chỉ tiêu Natri Benzoate.

42659-1453354272-a2.jpg

Cơ quan chức năng vừa phát hiện mẫu đậu Hà Lan và bắp non có phẩm màu vượt ngưỡng. (Ảnh minh họa)

Ngay sau đó, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm và xử lý nghiêm kết quả vi phạm về an toàn thực phẩm của cơ sở trên.

Theo báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hồ Chí Minh, kết quả thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại cơ sở chế biến thực phẩm Nguyên Thảo cho thấy cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy gia hạn chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đối với sản phẩm Bắp non, đậu Hoà Lan do cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh cấp.

banner ads

Nhãn sản phẩm bắp non, đậu Hà Lan còn một số vi phạm như ghi dư câu “Hàm lượng kim loại và vi sinh theo 867/QĐ – BYT”, ghi thiếu năm của số công bố chất lượng, chất bảo quản Natri Benzoate (211).

Điều kiện vệ sinh cơ sở vật chất như khu vực sản xuất, đóng gói, kho nguyên liệu và kho thành phẩm còn tình trạng nền đọng nước và trần chưa được vệ sinh định kỳ; thành phẩm để trực tiếp dưới sàn nhà; đóng màng co và dán nhãn sản phẩm trực tiếp dưới nền nhà; thiếu các phương tiện rửa và khử trùng, thiếu thiết bị phòng chống côn trùng.

Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu bắp non (ngày sản xuất 10/07/2015) và đậu Hà Lan (ngày sản xuất 5/8/2015) theo cảnh báo để kiểm nghiệm, kết quả cho thấy: sản phẩm bắp non sử dụng màu Tartrazine khi chưa công bố, sử dụng chất bảo quản Natri Benzoate vượt ngưỡng (2557 mg/kg); sản phẩm đậu Hoà Lan sử dụng màu Tartrazine và Brilliant khi chưa công bố, sử dụng chất bảo quản Natri Benzoate vượt ngưỡng (1632 mg/kg).

Ngay sau khi phát hiện sai phạm, đoàn đã hướng dẫn cơ sở khắc phục điều kiện cơ sở, vệ sinh theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu cơ sở thu hồi toàn bộ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường và thực hiện giám sát xử lý đối với các sản phẩm không đạt. Theo hướng dẫn và giám sát của đoàn kiểm tra, cơ sở đã thực hiện tiêu huỷ 1.040 kg đậu Hà Lan và bắp non, thu hồi được 4 thùng đậu Hà Lan, 3 thùng bắp non lưu thông trên thị trường.

Sau sự việc trên, Cục An toàn thực phẩm cho biết, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng chức năng tại địa phương để tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát, giám sát an toàn thực phẩm nhằm phát hiện sớm các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm và thông tin tới người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, chất bảo quản Natri Benzoate ký hiệu là E211 là một chất bảo quản nhân tạo (tổng hợp) được sử dụng như loại phụ gia trong thực phẩm, gia vị, đồ uống… có khả năng kết hợp với vitamin C tạo thành Benzen - chất gây ung thư nếu dùng quá ngưỡng cho phép.

Ngoài ra, Benzen có thể làm hỏng gan, phổi, não, và tim. Các chuyên gia cho rằng, Benzen có thể thay đổi ADN và gây đột biến, cuối cùng dẫn đến ung thư. Benzen đặc biệt nhắm vào ty thể của ADN gây ra nguy hại. Tác hại mà benzen gây ra trên ADN cũng có thể khởi đầu các bệnh về thần kinh như Alzheimer và bệnh Parkinson...

Theo Khám phá

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI